Phương Loan
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011
Có cần thay đổi tư duy xuất khẩu lúa gạo?
Động thái này cho thấy Thái lan Đã quá khôn ngoan và nhìn thấy trước những hiểm họa khôn lường của việc sản xuất ồ ạt số lượng gạo lớn giành cho xuất khẩu, bởi họ thừa hiểu nó sẽ mang lại những hệ lụy gì trong tương lai gần?
Câu chuyện sản xuất lương thực cung cấp cho nhu cầu trong nước và thế giới hiện nay của các nước xuất khẩu là vấn đề thế giới cực kỳ quan tâm theo dõi và lo lắng. Tôi còn nhớ ba tôi có kể câu chuyện về tổ chức Chấn Hưng Đạo Đức thế giới qua thăm Miền Nam Việt Nam năm 1972. Ba tôi cũng có mặt trong phái đoàn đi cùng với tổ chức này về thăm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Trong buổi họp báo về những gì phái đoàn này thấy được trong quá trình đi quan sát, họ có nói với ba tôi đại khái như sau: ĐBSCL trong tương lai sẽ là vựa lúa của ĐNA và nuôi sống có thể là phần lớn thế giới các nước dùng gạo như là lương thực chính. Vấn đề là VN có chú trọng và xem nó như là quan điểm chiến lược phát triển trong tương lai hay không là tùy thuộc vào chính phủ. Họ còn nhấn mạnh việc trong tương lai quan điểm phát triển công nghiệp vội vã (do mong muốn nhanh chóng thoát nghèo) của các quốc gia chậm phát triển như VN sẽ là thảm họa cho việc cạnh tranh thu hồi đất nông nghiệp chất lượng cao dành để phát triển các khu công nghiệp ô nhiễm, các sân golf vô bổ và quỹ đất dành cho sản xuất lương thực bị thu hẹp. Phần do chạy theo lợi nhuận, bất chấp hệ quả về ô nhiễm môi trường. Và đây chính là thảm họa kép cho các nước nghèo.
‘Chúa Chổm’ EVN không đủ tiền trả nợ
Trước các khoản nợ “khủng” bị công bố lên tới hàng nghìn tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực EVN thừa nhận là chưa thể thanh toán vào thời điểm này.
Thời gian gần đây, các đối tác liên tục “tố” hiện trạng nợ nần của EVN. Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), hiện số nợ của EVN đối với “ông lớn” này đã lên đến 5.000 tỷ đồng. Còn Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cũng đang phải đòi EVN trả khoảng 1.600 tỷ đồng, chủ yếu từ việc mua than để phát điện.
Thời gian gần đây, các đối tác liên tục “tố” hiện trạng nợ nần của EVN. Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), hiện số nợ của EVN đối với “ông lớn” này đã lên đến 5.000 tỷ đồng. Còn Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cũng đang phải đòi EVN trả khoảng 1.600 tỷ đồng, chủ yếu từ việc mua than để phát điện.
Ý kiến các chuyên gia về chủ quyền Hoàng Sa & Trường Sa
Courtesy Chuquyenbiendao
Nhân Hội nghị quốc gia lần thứ 2 về chủ đề “Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông” đang diễn ta tại Hà Nội. Đỗ Hiếu hỏi chuyện hai chuyên gia về lịch sử, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã và đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, về những bằng chứng và cơ sở pháp lý chứng tỏ hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011
Bải Cỏ Rong (Reed Bank) là của Phillipines hay của Dương Danh Huy và Lê Minh Phiếu?
Đinh Kim Phúc
Ngày 19/4/2011, Dương Danh Huy và Lê Minh Phiếu của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông đã có bài viết "Bảo vệ quyền lợi của Philippines ở Reed Bank (Defending the Philippines’ rights to the Reed Bank) đăng trên The Manila Times (1) với những luận điểm vô căn cứ:
- "Giải pháp cho Philippines là khẳng định Reed Bank không phải là một phần của khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của quần đảo Trường Sa, hoặc thềm lục địa. Sự khẳng định này có nghĩa là Reed Bank không nằm trong quần đảo Trường Sa đang bị tranh chấp và do đó, nó thuộc về Philippines bởi khu đặc quyền kinh tế được tạo ra từ đường cơ sở của quốc gia".
- "Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam chưa bao giờ thách thức quyền và các hoạt động của Philippine ở Reed Bank".
Về nội dung bài báo này, có lẽ Dương Danh Huy và Lê Minh Phiếu đã nói thay cho các học giả và nhà nước Philippines?
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011
Bí ẩn trong ngôi mộ cổ gần 2000 năm ở Hà Nội
Những chữ cổ trong ngôi mộ có ý nghĩa gì? |
Ngôi mộ nhỏ có hoa văn “xương cá”, “trám lồng”. Nhưng một điều bí mật chưa được giải mã là ngôi mộ lớn có tới 40 chữ Hán cổ: bên trái là bộ “thổ”, bên phải là bộ “mộc”…
Việc phát hiện các ngôi mộ và giếng cổ dưới khu Ciputra, Hà Nội đang khiến người dân cả nước quan tâm vì những ý nghĩa lịch sử của nó. Còn các nhà khảo cổ thì rất phấn khởi khi tìm ra những hiện vật quý giá cho phép họ hiểu sâu hơn đời sống ông cha ta xưa.
PGS TS Nguyễn Lân Cường, Phó Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam đã thức đến 2 giờ sáng ngày hôm nay, 21/4 để kịp thời gửi tới VTC News bài viết về những điều thú vị trong hai ngôi mộ và giếng cổ.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:
Mê hồn quả bom sexy gốc Việt vượt mặt Paris Hilton
Tila Nguyễn – bom sexy gốc Việt sớm trở thành siêu mẫu nổi danh của làng giải trí thế giới. Vượt mặt đàn chị Paris Hilton hay Pamela Anderson, Tila Tequila là cái tên sở hữu nhiều cú nhấp chuột nhất trên Google thời gian qua.
Nổi tiếng và cũng không kém phần tai tiếng cô người mẫu, ca sĩ gốc Việt Tila Nguyễn hay còn gọi là Tila Tequila tên thật là Nguyễn Thị Thiên Thanh sinh năm 1981 tại Singapore, nơi gia đình cô đã di cư từ Việt Nam sang. Tila là một cô bé hiếu động, ngay từ khi còn cắp sách tới trường cô đã bị kỷ luật nhiều lần vì xô xát với bạn bè.Khi chưa đến tuổi trưởng thành, Tila đã từng dùng chứng minh thư của chị gái để có thể đến các hộp đêm, nơi mà cô có thể sử dụng thoải mái các chất kích thích và hội họp bạn bè.
Trong một lần Import Tuner phỏng vấn, cô gái trẻ nổi loạn này đã từng tiết lộ rằng cô đã từng nhầm tưởng mình là người da đen, tuy nhiên đã có một số người bạn đã giúp cô tìm hiểu cô là ai. Rồi năm 16 tuổi Tila Nguyễn chuyển tới Queens, New York, Mỹ sinh sống.
Nổi tiếng và cũng không kém phần tai tiếng cô người mẫu, ca sĩ gốc Việt Tila Nguyễn hay còn gọi là Tila Tequila tên thật là Nguyễn Thị Thiên Thanh sinh năm 1981 tại Singapore, nơi gia đình cô đã di cư từ Việt Nam sang. Tila là một cô bé hiếu động, ngay từ khi còn cắp sách tới trường cô đã bị kỷ luật nhiều lần vì xô xát với bạn bè.Khi chưa đến tuổi trưởng thành, Tila đã từng dùng chứng minh thư của chị gái để có thể đến các hộp đêm, nơi mà cô có thể sử dụng thoải mái các chất kích thích và hội họp bạn bè.
Trong một lần Import Tuner phỏng vấn, cô gái trẻ nổi loạn này đã từng tiết lộ rằng cô đã từng nhầm tưởng mình là người da đen, tuy nhiên đã có một số người bạn đã giúp cô tìm hiểu cô là ai. Rồi năm 16 tuổi Tila Nguyễn chuyển tới Queens, New York, Mỹ sinh sống.
Trần Quốc Tuấn và "Dụ chư tỳ tướng hịch văn"*
Trần Quốc Tuấn sinh năm 1232, mất năm 1300, là con thứ của An Sinh vương Trần Liễu, cháu ruột vua Trần Thái Tông. Là con cháu dòng họ Trần ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, nhưng ông trưởng thành ở Thăng Long, thấm nhuần văn hóa Thăng Long. Sử sách còn truyền, thuở nhỏ ông rất có khiếu văn chương và võ nghệ. Ông được gia đình kỳ vọng rất nhiều và bản thân cũng luôn mong được thỏa chí “tang bồng, hồ thỉ”. Được tiếp thụ một nền học vấn uyên thâm, nhất là về “lục thao, tam lược”, ông đã mau chóng bộc lộ thiên tài về quân sự. Trong suốt thời kỳ sôi động chống ngoại xâm, ông luôn đứng ở những nơi gian nan, nóng bỏng nhất. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất (1258), mới 25 tuổi, ông đã là một viên tướng trấn giữ nơi biên ải. Trong hai cuộc kháng chiến sau này, năm 1285 và 1287-1288, ông đều được cử làm Tổng tư lệnh quân đội, chức Tiết chế thống lĩnh toàn quân, tước Hưng Đạo vương. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Dụ chư tỳ tướng hịch văn (mà ngày nay mọi người quen gọi là Hịch tướng sĩ) được làm trước khi nổ ra cuộc kháng chiến lần thứ hai, góp phần quan trọng vào thành công của cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, và trở thành tác phẩm quan trọng nhất của hịch văn Việt Nam.
Samsung thắng kiện tại Việt Nam
Lần đầu tiên một vụ tranh chấp tên miền internet được đưa ra tòa. Sự kiện này dóng lên một hồi chuông cảnh báo đối với các tổ chức và cá nhân có ý đồ chiếm dụng, đầu cơ tên miền.
Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội vừa ra phán quyết số 52/2011/KDTM-PT chấp nhận yêu cầu kháng cáo của công ty TNHH Samsung Electronics (Công ty Samsung) đối với tên miền samsungmobile.vn. Đồng thời quyết định sửa đổi bản án của tòa sơ thẩm, thu hồi tên miền nói trên để ưu tiên cho Công ty Samsung đăng ký sử dụng.
Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội vừa ra phán quyết số 52/2011/KDTM-PT chấp nhận yêu cầu kháng cáo của công ty TNHH Samsung Electronics (Công ty Samsung) đối với tên miền samsungmobile.vn. Đồng thời quyết định sửa đổi bản án của tòa sơ thẩm, thu hồi tên miền nói trên để ưu tiên cho Công ty Samsung đăng ký sử dụng.
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011
Thực trạng đất nước và những vấn đề nổi cộm trước mắt
Nguyễn Trọng Vĩnh
Hòa bình được lập lại trên đất nước ta đã hơn 30 năm. Trong thời gian ấy các nước xung quanh ta phát triển rất mạnh và phồn vinh, từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, v.v.
Nước ta, trong thời gian qua cũng đạt được một số thành tựu, như: xây dựng được hệ thống đường sá, cầu cống trên toàn quốc (tuy chất lượng chưa cao, nơi này nơi khác có hư hỏng lún sụt); mở rộng và nâng cấp một số sân bay, bến cảng; xây thêm được một số công trình thủy điện trọng yếu; phát triển được ngành dầu khí; có một số khu công nghiệp hoạt động tương đối có hiệu quả; xuất khẩu được khối lượng gạo lớn và số lượng nông, thủy sản quan trọng; bộ mặt các thành thị được nâng cấp, chỉnh trang phong quang, khởi sắc hơn; xóa đói giảm nghèo có kết quả nhất định; hoạt động ngoại giao năng động, vị thế quốc tế của nước ta được nâng cao; GDP hàng năm tăng với tỷ lệ có vẻ đáng kể, nhưng xét về nhân tố cấu thành và đi lên từ cơ sở xuất phát thấp nên giá trị thực không mấy.
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011
"Thị trường người mẫu VN loạn và xuống cấp trầm trọng"
"Chưa bao giờ tôi thấy thị trường nghệ thuật nói chung và người mẫu ở Việt Nam nói riêng lại loạn và xuống cấp thế này".
"Siêu mẫu" ở Việt Nam nhiều hơn người mẫu thường rất nhiều, có cảm giác ra đường là gặp "siêu mẫu". Có lẽ "siêu mẫu" trên khắp thế giới cộng lại vẫn còn ít hơn siêu mẫu ở Việt Nam", bà Thuý Nga - Giám đốc công ty quản lý người mẫu Elite Việt Nam nói.
"Siêu mẫu" ở Việt Nam nhiều hơn người mẫu thường rất nhiều, có cảm giác ra đường là gặp "siêu mẫu". Có lẽ "siêu mẫu" trên khắp thế giới cộng lại vẫn còn ít hơn siêu mẫu ở Việt Nam", bà Thuý Nga - Giám đốc công ty quản lý người mẫu Elite Việt Nam nói.
Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011
Người đàn ông cụt tay vẫn đi xe máy mưu sinh
Bị khuyết tật hai tay nhưng người đàn ông 41 tuổi vẫn ngày ngày đưa đón con đến trường. Thi thoảng, ông cũng chạy vài chuyến xe ôm kiếm tiền tăng thu nhập.
Vài tháng nay người dân TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) thường thấy một người đàn ông cụt hai tay nhưng chạy xe máy chở vợ con trên đường. Cảnh sát giao thông thấy cũng "không ý kiến" bởi dù cụt tay nhưng ông chạy xe rất vững, không hề phạm luật trên đường.
Vài tháng nay người dân TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) thường thấy một người đàn ông cụt hai tay nhưng chạy xe máy chở vợ con trên đường. Cảnh sát giao thông thấy cũng "không ý kiến" bởi dù cụt tay nhưng ông chạy xe rất vững, không hề phạm luật trên đường.
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011
Nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh dân tộc
GS. Tương Lai
Sứ mệnh thiêng liêng của thế hệ Việt Nam ngày nay là phải giữ gìn độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ trong một thế giới đầy biến động. Bản lĩnh của người lãnh đạo là phải biết khơi dậy, nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh dân tộc được khởi nguồn từ mệnh lệnh trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
Sứ mệnh thiêng liêng của thế hệ Việt Nam ngày nay là phải giữ gìn độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ trong một thế giới đầy biến động. Bản lĩnh của người lãnh đạo là phải biết khơi dậy, nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh dân tộc được khởi nguồn từ mệnh lệnh trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
Không lợi dụng thần tượng
Phạm Anh Tuấn
GS Ngô Bảo Châu là một thiên tài toán học, tuy ông không phải là thiên tài toán học độc nhất (the genius), tất nhiên càng không phải là thiên tài về tất cả. Cách làm việc của ông, theo như tôi được đọc trong một bài phỏng vấn ông, là bắt đầu bằng việc đi tìm các câu hỏi chứ không đi tìm các câu trả lời. Cách viết của ông giống như một sự gợi câu hỏi. Vì thế cần tôn trọng những điều ông viết ra. Sự ồn ào dấy lên quanh một phát biểu hoặc có thể là mọi phát biểu của GS Ngô Bảo Châu cũng là điều dễ hiểu. Nó xuất phát từ hình ảnh của mỗi người về một thần tượng. Nhưng khi sự ồn ào bắt đầu lắng dần thì người ta lại bắt đầu thấy lấp ló một vài bàn tay cơ hội chủ nghĩa muốn khều khều vài thứ ra để chụp mũ và biến sự ồn ào vô hại đó thành một thứ phong trào “dân chủ”, hoặc một thứ hoa lài mà theo họ là chóng tàn quá nên hóa thành “hoa cứt lợn” (để chê hay để lấy lòng ai?), và cả những đầu óc ảo tưởng trong đó có cái tổ chức rất lớn ở nước ngoài đang ảo tưởng về một blogger được họ xếp là “blogger chuyên nghiệp nhất tại Việt Nam”.
Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011
Trăn trở cùng Chủ tịch nước
Tống văn Công
1. Sự trăn trở đáng trân trọng
Hiện nay, Chủ tịch là một trong những nhà lãnh đạo mà tôi vẫn giữ được niềm kính trọng. Nghe Chủ tịch nói, tôi nhận thấy một niềm tin hồn nhiên của chính mình ở những ngày xưa. Có hai câu nói của Chủ tịch làm cho tôi rất xúc động:
(1) – Giữa lúc Trung Quốc tuyên bố cả vùng"lưỡi bò" Biển Đông là của họ, có ý bao gồm đảo Bạch Long Vĩ, Chủ tịch đã đến thăm Trung đoàn Hải quân đóng tại đây và dõng dạc tuyên bố: "Chúng ta không tham của ai, nhưng một tấc đất quê hương chúng ta cũng không nhân nhượng".
(2) – Mới đây, vào dịp Tết Tân Mão, Chủ tịch tâm sự với bạn đọc Sài Gòn tiếp thị về người thầy ngày xưa đã gửi gắm kỳ vọng vào anh học trò Nguyễn Minh Triết giỏi toán, nay là Chủ tịch nước, chắc chắn sẽ giải được bài toán khó của đất nước: Quốc nạn tham nhũng! Chủ tịch nói những lời ân hận: "Chống tham nhũng là mong mỏi tha thiết và chính đáng của những người dân. Nhưng cho đến hôm nay tôi tự thấy nhiệm vụ đó tôi chưa làm xong".
Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011
Lý và Thế
HÀ THÚC MINH
Chỉ riêng chữ "thế" cũng đủ nhiều chuyện rồi, nói chi đến chữ "lý”. Ngày xưa, Archimede tuyên bố nếu có được điểm tựa thì ông nhấc cả quả đất lên cũng chẳng khó khăn gì. Điểm tựa tức là "thế", có "thế" trong tay chuyện gì mà không làm được. Có "thế" thì có lực, không có "thế" thì không có lực, không có thế lực thì chẳng làm được gì cả. Con cọp chỉ đáng sợ khi ở trên đất liền chớ còn chẳng may rớt xuống nước thì làm gì được ai. Người xưa nói nếu có thế mà chẳng may đạp phải đuôi con hổ cũng chẳng việc gì, nếu không có thế thì giẵm phải vỏ chuối cũng té lộn nhào. "Thế" quan trọng như vậy đó, cho nên đúng là:
"Thất thế hai xe đành bỏ phí.
Gặp thời một tốt cũng thành công"
(Hồ Chí Minh).
Chỉ riêng chữ "thế" cũng đủ nhiều chuyện rồi, nói chi đến chữ "lý”. Ngày xưa, Archimede tuyên bố nếu có được điểm tựa thì ông nhấc cả quả đất lên cũng chẳng khó khăn gì. Điểm tựa tức là "thế", có "thế" trong tay chuyện gì mà không làm được. Có "thế" thì có lực, không có "thế" thì không có lực, không có thế lực thì chẳng làm được gì cả. Con cọp chỉ đáng sợ khi ở trên đất liền chớ còn chẳng may rớt xuống nước thì làm gì được ai. Người xưa nói nếu có thế mà chẳng may đạp phải đuôi con hổ cũng chẳng việc gì, nếu không có thế thì giẵm phải vỏ chuối cũng té lộn nhào. "Thế" quan trọng như vậy đó, cho nên đúng là:
"Thất thế hai xe đành bỏ phí.
Gặp thời một tốt cũng thành công"
(Hồ Chí Minh).
Chính sách an dân thời Trần
Mai Thị Thơm
"Việc nhân nghĩa cốt ở an dân" câu nói nổi tiếng của danh nhân Nguyễn Trãi thuở nào đã thể hiện một cách cụ thể mang đậm sắc thái Việt về chính sách trị dân của một chế độ xã hội. Để rồi cho đến ngày nay, cụm từ "an cư lạc nghiệp" như một hình thức diễn đạt chính sách an dân của nhà nước đối với dân chúng. Bởi dân chúng có an cư lạc nghiệp thì nhà nước mới giàu mạnh, xã hội mới công bằng, dân chủ, văn minh. Nhà Trần, một triều đại phong kiến thịnh trị cả về phương diện võ công lẫn văn nghiệp với những vị vua "Khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỉ dựng cương, chế độ nhà Trần thực to lớn vậy" (vua Trần Thái Tông), "Trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững vậy" (vua Trần Thánh Tông), "Nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần" (vua Trần Nhân Tông), "Khéo biết kế thừa, cho nên thời cuộc đi tới thái bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng thịnh vượng, cũng là bậc vua tốt của triều Trần" (vua Trần Anh Tông)(1)...; những vị tướng tài ba kiệt xuất như Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão... bao phen đánh đuổi giặc Nguyên Mông hùng mạnh khát máu phương Bắc ra khỏi bờ cõi Đại Việt, dẹp tan sự quấy phá nhũng nhiễu của quân đội các nước Chiêm Thành, Lào phương Nam; những tác gia, thi nhân lỗi lạc ở những phương diện triết học, tư tưởng, văn học nghệ thuật... qua những áng thơ văn bất hủ hiện còn như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trương Hán Siêu, Trần Quang Triều... Quả thực là một thời kì "nhân tài nở rộ"(2)!
"Việc nhân nghĩa cốt ở an dân" câu nói nổi tiếng của danh nhân Nguyễn Trãi thuở nào đã thể hiện một cách cụ thể mang đậm sắc thái Việt về chính sách trị dân của một chế độ xã hội. Để rồi cho đến ngày nay, cụm từ "an cư lạc nghiệp" như một hình thức diễn đạt chính sách an dân của nhà nước đối với dân chúng. Bởi dân chúng có an cư lạc nghiệp thì nhà nước mới giàu mạnh, xã hội mới công bằng, dân chủ, văn minh. Nhà Trần, một triều đại phong kiến thịnh trị cả về phương diện võ công lẫn văn nghiệp với những vị vua "Khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỉ dựng cương, chế độ nhà Trần thực to lớn vậy" (vua Trần Thái Tông), "Trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững vậy" (vua Trần Thánh Tông), "Nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần" (vua Trần Nhân Tông), "Khéo biết kế thừa, cho nên thời cuộc đi tới thái bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng thịnh vượng, cũng là bậc vua tốt của triều Trần" (vua Trần Anh Tông)(1)...; những vị tướng tài ba kiệt xuất như Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão... bao phen đánh đuổi giặc Nguyên Mông hùng mạnh khát máu phương Bắc ra khỏi bờ cõi Đại Việt, dẹp tan sự quấy phá nhũng nhiễu của quân đội các nước Chiêm Thành, Lào phương Nam; những tác gia, thi nhân lỗi lạc ở những phương diện triết học, tư tưởng, văn học nghệ thuật... qua những áng thơ văn bất hủ hiện còn như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trương Hán Siêu, Trần Quang Triều... Quả thực là một thời kì "nhân tài nở rộ"(2)!
Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011
Nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn
Phục vụ nhã nhạc cho hai đời vua Khải Định và Bảo Đại, cụ Lữ Hữu Thi (101 tuổi), nhạc công cuối cùng của dàn nhạc lễ cung đình triều Nguyễn, vẫn nhớ như in những bản nhạc vua thích, hay quy tắc bất di bất dịch trong cung.
Trong căn nhà nhỏ tại số 250 đường Đặng Tất, làng Thế Lại Thượng, xã Hương Vinh (Hương Trà, Thừa Thiên - Huế), cụ Lữ Hữu Thi vẫn rất minh mẫn khi trò chuyện với khách. Đôi mắt tinh anh, đôi tay cụ như múa lượn khi biểu diễn từng loại nhạc cụ trong bộ Nhã nhạc cung đình Huế.Sinh năm 1910 trong gia đình có truyền thống về nhạc lễ cung đình, cụ Thi được thân sinh truyền dạy tuyệt kỹ của nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Nhờ người quen giới thiệu, cụ được nhận vào đội nhạc Hòa Thanh (hay còn gọi là Đội Tiểu nhạc, thuộc Nhã nhạc cung đình Huế).
Lão sơn thảm bại, Túc Nhung Sinh thăng quan
La Gia Bình (TQ)
Nguyễn Thị Anh Thư dịch
Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy đã gửi cho blog Phamvietdaonv bài: “Lão Sơn thảm bại, Túc Nhung Sinh thăng quan” của tác giả Trung Quốc La Gia Bình. Đây là bài viết của tác giả Trung Quốc đã cung cấp các bí ẩn về việc quân [1] 67 dưới quyền tướng Túc Nhung Sinh (con của danh tướng Túc Dụ) thảm bại trước quân Việt Nam trong trận ngày 31 tháng 5 năm 1985… Blog Phamvietdaonv đã nhờ bạn Nguyễn Thị Anh Thư dịch giúp… Trước hết Blog Phamvietdaonv xin trân trọng cảm ơn bác Dương Danh Dy đã cung cấp và rất mong được bác tiếp tục mách bảo các tư liệu quý để hầu quý vị. Blog Phamvietdaonv cũng xin trân trọng cảm ơn bạn Nguyễn Thị Anh Thư đã dịch giúp tài liệu này và chắc chắn còn phiền bạn dài dài… Vừa qua, rất nhiều độc giả đề nghị Blog Phamvietdaonv hệ thống lại 22 bài viết về Mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang; Sắp tới Blog Phamvietdaonv sẽ tập hợp, đưa lại một cách hệ thống, từ bài 1 tới bài 22, các bài viết này sẽ được đưa trên trang blog tư liệu cá nhân tại địa chỉ: vn.myblog.yahoo.com/phamvietdao460… Vậy quý vị nào quan tâm tới mảng đề tài này, xin chịu khó đợi một thời gian ngắn nữa… Hiện nay mảng tư liệu này đang ngổn ngang, trong khi chủ blog lại bận nhiều việc, bị chi phối bởi nhiều đề tài, do đó đành phải đưa từ từ… Có bạn phản hồi trên blog Phamvietdaonv cho rằng: gọi Mặt trận Vị Xuyên-Hà Giang trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung liệu có quá với sự thật lịch sử? Theo nhà văn Đào Thắng, người đã có mặt tại mặt trận Hà Giang trong giai đoạn ác liệt dó, ông đã làm 3 bộ phim tài liệu và có phim đã đoạt giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim VN cho biết: Stalingrad là thuật ngữ được bộ đội hồi đó ví với mặt trận Hà Giang… Tất nhiên mọi sự so sánh đều khập khiễng. Xin trân trọng giới thiệu quý vị bài viết đáng chú ý này để chúng ta có thêm một góc nhìn… Rất mong nhận được phản hồi của các cựu binh của Mặt trận Hà Giang từng tham gia trận 31/5/1985? Blogger Phạm Viết Đào |
Hai ý kiến ngược chiều về bài viết của Giáo sư Ngô Bảo Châu
Trên blog Thích học toán, GS Ngô Bảo Châu đã viết bài “Về sự sợ hãi” đưa ra một vài nhận xét về phiên tòa xử TS Cù Huy Hà Vũ trong ngày 4/4/2011 mà anh – xin phép được gọi GS bằng anh như chúng tôi vẫn quen gọi nhau trong thư từ riêng – cũng thống nhất với đông đảo mọi người rằng đây là một phiên tòa tệ hại. Tuy nhiên, ý kiến cụ thể của anh cũng đã gây nên nhiều cách nhìn trái ngược trong dư luận bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ. BVN coi sự trái ngược này là bình thường trong đối thoại nghiêm chỉnh, và vì thế xin công bố dưới đây hai trong nhiều bài trao đổi với bài viết của anh có phần ngược chiều nhau để chúng ta cùng bình tâm xem xét.
Chỉ có thể nói thêm là trong tháng Tư năm 2009, khoảng vài ngày sau khi Nhóm khởi thảo chúng tôi gửi bản Kiến nghị thứ nhất yêu cầu Nhà nước ngừng dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên đến trưng cầu các nhà khoa học Việt Nam trong ngoài nước (12-4-2009), thì GS Ngô Bảo Châu – thông qua lời giới thiệu của GS Phạm Xuân Yêm – là một trong 135 người đã nhanh chóng phản hồi và có tên ngay trong danh sách đợt 1. Không những thế, qua hộp thư e-mail, anh Châu còn gửi riêng cho tôi một Thư kiến nghị khác do anh soạn, nhờ tôi in ra và gửi nhanh đến các vị lãnh đạo với mong muốn kịp thời góp thêm một tiếng nói nữa để có sức tác động mạnh hơn. Tiếc rằng cả bản Kiến nghị tập thể với hơn 3.000 chữ ký và bản Kiến nghị của GS Châu đều không hề nhận được chút hồi âm nào, trừ một lá thư độc nhất của Văn phòng Ủy ban Pháp luật Quốc hội gửi cho tôi báo tin đã nhận được đơn khiếu nại của “bà GS Nguyễn Thị Huệ” cùng với quyết định chuyển nó sang “Ủy ban Khoa học và Công nghệ Môi trường để xem xét xử lý”.
Nguyễn Huệ Chi
Chọn “chân dài” hay “đầu cao”?
TT - Sau nhiều vụ rò rỉ bảng điểm lộ kết quả học tập be bét của một số người đẹp đình đám gần đây, cư dân trẻ cộng đồng mạng xôn xao bàn tán chuyện phải chăng sắc đẹp không thể đồng hành cùng tri thức, nếu đặt lên bàn cân của trái tim, các chàng trai sẽ nghiêng về bên nào: cái đẹp hay tri thức ở một cô gái?
Châu Nhị Quang (chuyên viên một quỹ đầu tư):
Người đẹp trong tôi chỉ đơn giản là người phụ nữ có tri thức nhất định và một ngoại hình ưa nhìn. Tôi rất thích câu nói “nhất dáng, nhì da”. Và tôi tin chỉ cần người phụ nữ siêng luyện tập thể dục, biết chăm sóc, trân trọng bản thân thì tự khắc sẽ tạo ra sự ưa nhìn, cuốn hút nhất định với hai yếu tố trên.
Châu Nhị Quang (chuyên viên một quỹ đầu tư):
Người đẹp trong tôi chỉ đơn giản là người phụ nữ có tri thức nhất định và một ngoại hình ưa nhìn. Tôi rất thích câu nói “nhất dáng, nhì da”. Và tôi tin chỉ cần người phụ nữ siêng luyện tập thể dục, biết chăm sóc, trân trọng bản thân thì tự khắc sẽ tạo ra sự ưa nhìn, cuốn hút nhất định với hai yếu tố trên.
Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011
CẢM HỨNG ANH HÙNG - THI NHÂN TRONG THƠ TRẦN QUANG KHẢI(*)
Nguyễn Huệ Chi
Trần Quang Khải sinh năm Tân Sửu niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 10 dưới triều Trần Thái Tông (1241), mất ngày 3 tháng Bảy năm Giáp Ngọ niên hiệu Hưng Long thứ 2 dưới triều Trần Anh Tông (26-VII-1294). Quê quán ở hương Tức Mặc, sau đổi thành phủ Thiên Trường, nay thuộc thành phố Nam Định, nhưng chắc nơi sinh là Thăng Long, và vì là vương hầu tôn thất nhà Trần nên cũng như nhiều vương hầu khác, ông có trang ấp riêng ở hương Độc Lập, nay thuộc xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nơi vẫn còn đền thờ ông cùng với mộ và tấm bia ghi tiểu sử và hành trạng của người vợ mẫu mực của ông, Công chúa Phụng Dương.
Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011
Chính trị, tôn giáo và Cù Huy Hà Vu
Huy Đức
Chính quyền có thể là đã lo lắng về một đám đông có thể xuất hiện khi đưa Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ ra tòa nên đã triển khai một lực lượng cảnh sát hùng hậu ngay trong ngày tòa xử. Nếu cứ để ông Cù Huy Hà Vũ nghênh ngang bên ngoài, có lẽ ông khó lòng tập hợp được sự quan tâm của quần chúng tới mức dấy lên sự sợ hãi cho chính quyền. Nếu để ông Cù Huy Hà Vũ tự do ngôn luận, có lẽ ông khó lòng thu hút được sự chú ý của giới bloggers, báo chí và khó lòng trở thành một nhân vật được đề cập trong một bài feature của tờ New York Times. Nếu để ông Cù Huy Hà Vũ tự do kiện tụng có lẽ người dân sẽ thấy Chính quyền tự tin và mạnh mẽ. Và có lẽ, nếu thả ngay ông Cù Huy Hà Vũ sau cái hôm ở khách sạn, hình ảnh một người đàn ông 50s bụng phệ sẽ được nhớ lâu hơn, và khó có thể bị thay thế bởi hình ảnh một Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, comple, cavat, trán rộng, đầu ngửng cao, ngạo nghễ đi giữa hai hàng cảnh sát.
Chi thứ 5 trong cơ thể
Tô Văn Trường
Sau sự kiện động đất, sóng thần ở Nhật Bản, nhiều người dân Việt Nam quan tâm đến vụ án xét xử công dân Cù Huy Hà Vũ. Cảm nhận của nhiều người đọc thông tin trên các báo về vụ án nói trên khá đơn điệu. Cần phải cảm thông vì hầu hết các nhà báo không được tham dự trực tiếp phiên tòa để tác nghiệp chưa kể trên đầu họ vẫn còn mang những “vòng kim cô” cả hữu hình lẫn vô hình!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)