Đào Tuấn
Câu chuyện ngư dân 23 tuổi bị liệt đôi chân Bùi Văn Huệ ở đảo Bé đã gây xúc động sâu sắc. Huệ bị liệt sau 1 chuyến lặn vú (hải sâm vú) ở Hoàng Sa dưới độ sâu vài chục sải nước. Một đoạn ống nước dài bơm khí bằng mô tơ, thòng sâu xuống biển. Một thằng người thở bằng phổi, đi bằng chân “buộc xà rông” 15 cân chì để làm cá, lặn xuống đáy biển sâu 70m. Đem thân sinh kế. Bởi chưng cái đói, cái thiếu miếng cơm manh áo hàng ngày mới là nỗi sợ hãi nhất của ngư dân. 70m, có nghĩa là tương đương với chiều cao một toà nhà 25 tấng, chỉ với đồ bảo hộ là một chiếc kính và hàm răng. Kính là để chống áp lực nước, mạnh đến mức muốn “thổi dom” ù lỗ tai, lồi con mắt. Còn hàm răng, là để cắn ống thở sao cho vừa đủ khí để thở. Cứ khư khư mà cắn như thế trong suốt cuộc mưu sinh 60 phút dưới đáy biển đen. Người dân biển có câu “Ngư dân cách ngư phủ có một cái nan tre”. Đi biển là nghề hiểm hoạ nhất trong các nghề. Lặn biển lại rủi ro nhất trong cái nghề kiếm cơm này. Ngoài đảo, nhà nào cũng có một bàn thờ ông trời (thờ Thiên). Đảo bé bằng nắm tay nhưng có tới mấy chục ngôi chùa. Có lẽ khi không còn biết trông vào ai nữa thì người ta tin vào trời, hoặc phật. Ông trời cho gì được nấy. Ông trời lấy gì cũng đành chịu. Nhưng thôi. Chưa chết mất xác đã là may. Nhưng Huệ từ bấy trở thành vô dụng. Đàn ông ở biển không đi biển thì còn gọi gì khác hơn là tàn phế!. Giờ đây, anh di chuyển trên một chiếc xe lăn cũ kỹ do hai con chó kéo.
Cái mà Huệ, ngư dân tàn tật, cần để đi, giờ đơn giản chỉ là một chiếc xe lặn. Nhưng cái mà Huệ - như hầu hết các cư dân đảo lớn, đảo bé cần để sống, lại không đơn giản chỉ là một chiếc xe lăn, dù rất đơn giản chỉ là cái cần câu lấy áo cơm.
Cuộc sống thiếu thốn đủ bề. Đảo bé thiếu nước. Những bể nước xây dựng từ năm 1968 cạn đáy. Những chum vại hàng hàng lớp lớp quanh lểu nhỏ ngư dân khô rạn. Chưa ở đâu người ta sống nhờ giời đến như vậy. Ông trời không cho mưa thì cư dân đảo phải đi mua nước ngọt với giá 200 ngàn đồng/m2. Thiếu đến mức ở đảo không ai tắm quá 3 lon nước. Nhưng không phải chỉ nước, tất cả mọi thứ ngoài đảo đều đội giá so với đất liền. Người đảo nói rằng đất liền mới áp thấp nhiệt đới thì ở đảo bão giá đã giật cấp 9, cấp 10. Thiếu và cực đến nỗi đảo 500 người, nhưng chỉ còn lại 100- những người không thể đi - không phải vì thiếu xe lăn.
Nhưng Huệ vẫn còn là người may mắn so với những đồng bào của anh chết bất đắc kỳ tử, chết mất xác ngoài biển. Lý Sơn bạt ngàn những ngôi mộ chiêu hồn. Chôn dưới đó là những hình nhân làm bằng đất sét và những thân dâu. Lý Sơn chưa từng xuất hiện một con tằm nhưng bờ dậu nhà nào cũng có một thân dâu mồ côi. Thầy Toại phù thuỷ, 4 đời làm mộ gió nói năm nào cũng có thêm những ngôi mộ. Năm ngoái, một cô giáo với 7 ngư dân. Có những năm, hơn hai chục ngư dân bỏ mạng ngoài biển cả.
Hôm chúng tôi ở đảo cũng là ngày báo chí đưa bên Quảng Nam “điều chỉnh bổ sung” thêm 330 tỷ để làm công trình Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Thế là một bức tượng tốn đến 411 tỷ đồng. Những bà mẹ anh hùng có đáng tôn vinh không? Đáng quá đi chứ. Nhưng đâu phải chỉ có một cách tôn vinh là đổ tiền của xây dựng những tượng đài, những phù điêu, nằm trơ trọi, đắp chiếu trong những lối mòn cảm xúc. Ừ thì là công trình văn hoá nghệ thuật cấp quốc gia. Ừ thì trọng điểm. Ù thì ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhưng liệu những tượng đài có tính chất “nắm xôi to trên ban thờ” đó có cần bằng những điện, những nước, những gạo, những rau…cho những người còn sống? Rất có thể, trong tương lai sẽ lại có những tượng đài ngư dân, những anh hùng vị quốc vong thân được dựng lên với những “trọng điểm”, những “đặc biệt”, những “cấp quốc gia” tế lễ cho những mất mát, cho sự hy sinh cao cả của họ ngày hôm nay (Chẳng phải những Mai Phụng Lưu, những Tiêu Viết Là, những Nguyễn Đảng vẫn được coi là những “cột mốc di động trên biển”, những người anh hùng giữ biển đảo bất chấp lưỡi lê giặc Tàu đó sao). Nhưng cái họ cần, của ngày hôm nay, đơn giản chỉ là cây rau, nắm gạo, cân dầu đừng quá đắt đỏ, hoặc chỉ cần đắt như trong đất liền. Cái mà họ mong ước là không phải ăn bánh vẽ với toàn hứa hẹn sẽ an toàn khi kiếm cơm trên biển đảo quê hương.
400 tỷ cho một tượng đài không phải là lớn, nhưng người Lý Sơn thì chạnh lòng. Sự chạnh lòng với tâm thế của những người mặc cảm bị đất liền bỏ rơi.
Giá như Lý Sơn có 400 tỷ, họ đã có điện, từ đất liền ra đảo chỉ 18 lý, nào có xa xôi gì.
Với riêng tôi, chiếc xe chó kéo với những ngôi mộ chiêu hồn trên Cù lao Ré, chứ không phải những khối bê tông to tướng trị giá hơn 400 tỷ đồng, mới là những tượng đài vĩ đại nhất của cuộc sống, một tượng đài mà người ta phải nghiêng mình xúc động.
Cái mà Huệ, ngư dân tàn tật, cần để đi, giờ đơn giản chỉ là một chiếc xe lặn. Nhưng cái mà Huệ - như hầu hết các cư dân đảo lớn, đảo bé cần để sống, lại không đơn giản chỉ là một chiếc xe lăn, dù rất đơn giản chỉ là cái cần câu lấy áo cơm.
Cuộc sống thiếu thốn đủ bề. Đảo bé thiếu nước. Những bể nước xây dựng từ năm 1968 cạn đáy. Những chum vại hàng hàng lớp lớp quanh lểu nhỏ ngư dân khô rạn. Chưa ở đâu người ta sống nhờ giời đến như vậy. Ông trời không cho mưa thì cư dân đảo phải đi mua nước ngọt với giá 200 ngàn đồng/m2. Thiếu đến mức ở đảo không ai tắm quá 3 lon nước. Nhưng không phải chỉ nước, tất cả mọi thứ ngoài đảo đều đội giá so với đất liền. Người đảo nói rằng đất liền mới áp thấp nhiệt đới thì ở đảo bão giá đã giật cấp 9, cấp 10. Thiếu và cực đến nỗi đảo 500 người, nhưng chỉ còn lại 100- những người không thể đi - không phải vì thiếu xe lăn.
Nhưng Huệ vẫn còn là người may mắn so với những đồng bào của anh chết bất đắc kỳ tử, chết mất xác ngoài biển. Lý Sơn bạt ngàn những ngôi mộ chiêu hồn. Chôn dưới đó là những hình nhân làm bằng đất sét và những thân dâu. Lý Sơn chưa từng xuất hiện một con tằm nhưng bờ dậu nhà nào cũng có một thân dâu mồ côi. Thầy Toại phù thuỷ, 4 đời làm mộ gió nói năm nào cũng có thêm những ngôi mộ. Năm ngoái, một cô giáo với 7 ngư dân. Có những năm, hơn hai chục ngư dân bỏ mạng ngoài biển cả.
Hôm chúng tôi ở đảo cũng là ngày báo chí đưa bên Quảng Nam “điều chỉnh bổ sung” thêm 330 tỷ để làm công trình Mẹ Việt Nam Anh Hùng. Thế là một bức tượng tốn đến 411 tỷ đồng. Những bà mẹ anh hùng có đáng tôn vinh không? Đáng quá đi chứ. Nhưng đâu phải chỉ có một cách tôn vinh là đổ tiền của xây dựng những tượng đài, những phù điêu, nằm trơ trọi, đắp chiếu trong những lối mòn cảm xúc. Ừ thì là công trình văn hoá nghệ thuật cấp quốc gia. Ừ thì trọng điểm. Ù thì ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhưng liệu những tượng đài có tính chất “nắm xôi to trên ban thờ” đó có cần bằng những điện, những nước, những gạo, những rau…cho những người còn sống? Rất có thể, trong tương lai sẽ lại có những tượng đài ngư dân, những anh hùng vị quốc vong thân được dựng lên với những “trọng điểm”, những “đặc biệt”, những “cấp quốc gia” tế lễ cho những mất mát, cho sự hy sinh cao cả của họ ngày hôm nay (Chẳng phải những Mai Phụng Lưu, những Tiêu Viết Là, những Nguyễn Đảng vẫn được coi là những “cột mốc di động trên biển”, những người anh hùng giữ biển đảo bất chấp lưỡi lê giặc Tàu đó sao). Nhưng cái họ cần, của ngày hôm nay, đơn giản chỉ là cây rau, nắm gạo, cân dầu đừng quá đắt đỏ, hoặc chỉ cần đắt như trong đất liền. Cái mà họ mong ước là không phải ăn bánh vẽ với toàn hứa hẹn sẽ an toàn khi kiếm cơm trên biển đảo quê hương.
400 tỷ cho một tượng đài không phải là lớn, nhưng người Lý Sơn thì chạnh lòng. Sự chạnh lòng với tâm thế của những người mặc cảm bị đất liền bỏ rơi.
Giá như Lý Sơn có 400 tỷ, họ đã có điện, từ đất liền ra đảo chỉ 18 lý, nào có xa xôi gì.
Với riêng tôi, chiếc xe chó kéo với những ngôi mộ chiêu hồn trên Cù lao Ré, chứ không phải những khối bê tông to tướng trị giá hơn 400 tỷ đồng, mới là những tượng đài vĩ đại nhất của cuộc sống, một tượng đài mà người ta phải nghiêng mình xúc động.