Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Về việc Tòa án Anh thụ án nợ của Vinashin

Châu Xuân Nguyễn
-
Tôi viết bài này phản biện bài  Về món nợ của Vinashin của tác giả Nicecowboy. Anh này là cowboy thật (cowboy tiếng lóng có nghĩa một người cẩu thả, không chuyên nghiệp), trong đó anh ấy nói rằng CP VN chỉ ký Letter of Comfort chứ không ký Letter of Guarantee thì Government không có trách nhiệm.

Nói như thế này là hoàn toàn sai theo luật của Corporation Laws của Anh (và Úc giống nhau), đó là vì chủ nhân 100% Vinashin (wholly owned Corporation) là CPVN và một điều nữa là Vinashin không phải là Limitted Company (Trách Nhiệm Hữu Hạn) thì cả hai chủ thể Chánh Phủ VN và Vinashin đều phải chịu trách nhiệm chung và tất cả (Jointly and severally Liable to the debt).
Còn tất cả 21 cty con của Vinashin thì Vinashin phải chịu trách nhiệm như tại đây Holding Company Liability for Debts of its Subsidiaries: Corporate Governance Implications – [1998] BondLRev 14; (1998) 10(2) Bond Law Review 241 (Vinashin là cty mẹ nên phải chịu trách nhiệm nợ của tất cả cty con 100%  mà mình là chủ nhân (wholly owned subsidiaries.

Tóm lại Vinashin không có tiền thì CP VN phải trả, không trả thì Tòa Án Anh có thể phong tỏa tất cả tài khoản của CPVN trên thế giới (CP Ý đã phong tỏa tk của CP Vn với nợ 5 triệu Euro của Vietnam Airlines chỉ vì Vietnam Airlines không trả tiền lương 90 ngàn Euro cho một đại lý bán vé người Ý, cuối cùng CPVN phải ký quỹ 5 triệu Euro để giải tỏa lệnh phong tỏa này)
Trích:
“Trách nhiệm chung và tất cả
Theo trách nhiệm liên đới và chung đối với một số hoặc tất cả các khoản tiền, một người yêu cầu bồi thường có thể theo đuổi một nghĩa vụ đối với bất kỳ một bên như là đã được cùng nhau chịu trách nhiệm và nó trở thành trách nhiệm của các bị cáo để sắp xếp ra tỷ lệ tương ứng của họ về trách nhiệm và thanh toán. Điều này có nghĩa rằng nếu người yêu cầu bồi thường theo đuổi một trong những bị đơn và nhận thanh toán, mà bị đơn sau đó phải theo đuổi những người có nghĩa vụ đóng góp để chia sẻ trách nhiệm.
Joint and several liability
Under joint and several liability or all sums, a claimant may pursue an obligation against any one party as if they were jointly liable and it becomes the responsibility of the defendants to sort out their respective proportions of liability and payment. This means that if the claimant pursues one defendant and receives payment, that defendant must then pursue the other obligors for a contribution to their share of the liability.” hết trích.
Một điều phải hiểu là những Syndicated banks (liên hợp nhà băng) của phố Wall ký hàng chục, hàng trăm hợp đồng cho vay với hàng chục, hàng trăm quốc gia và cty đa quốc gia trên thế giới và những điều kiện cho mượn tiền hàng trăm triệu, hàng tỷ usd là rất chặt chẻ chứ không thể để bị xù dễ dàng như thế.
Một khi họ kiện ra Tòa là họ đã biết chắc 90% tới 95% thằng vì tiền trạng sư là 10 ngàn aud/ngày cho Luật gia đình, luật corporation Laws phải gấp mấy lần thế. Mỗi lần kiện vài triệu usd phí tổn là chuyện thường và bên thua phải trả (gần như chắc chắn là VN sẽ thua).
Khi thua thì Tòa sẽ phán quyết trả hết một lần là 600 triệu usd + cost (tiền chi phí Tòa), không có chuyện thương lượng trả chậm.
Có thể một hay hai năm mới hầu Tòa, VN có một hay hai năm “chạy” 610 triệu usd. Nếu CS sập thì CP hậu CS phải trả, không thoát được.
Melbourne
12.11.2011
Châu Xuân Nguyễn
Món nợ nước ngoài của Vinashin
SGTT.VN – Hơn một năm kể từ khi vụ thua lỗ kỷ lục tại tập đoàn kinh tế nhà nước Vinashin bị vỡ lở, những hệ luỵ của nó lại ám ảnh khi một chủ nợ nước ngoài phát đơn khởi kiện công ty này tại toà thương mại thượng thẩm ở London, Anh quốc.
Việc Elliott khởi kiện Vinashin và các công ty con cho thấy việc đàm phán nợ giữa Vinashin và các chủ nợ nước ngoài (nếu có) đã thất bại. Ảnh: Phan Quang
Toà này cho biết chỉ cung cấp chi tiết đơn kiện khi bị đơn là Vinashin xác nhận là đã biết mình bị kiện. Tại thời điểm hiện tại, thông tin duy nhất được cung cấp là việc công ty Elliott VIN có trụ sở ở Hà Lan, một chủ nợ của Vinashin, kiện tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Vinashin và 21 công ty thành viên.
Tính đến thời điểm cuối năm ngoái, theo báo cáo trước Quốc hội của ông Vũ Văn Ninh, bộ trưởng Tài chính lúc bấy giờ, nay là phó Thủ tướng, tổng nợ của Vinashin ở mức 86.000 tỉ đồng (khoảng hơn 4 tỉ USD.) Trong tổng số nợ này, có khoảng 750 triệu USD là trái phiếu quốc tế do Chính phủ phát hành rồi sau đó cho Vinashin vay. Khoản nợ này hoàn toàn là nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước. Bên cạnh đó lại có thêm một khoản 600 triệu USD do ngân hàng Credit Suisse bảo lãnh phát hành cho Vinashin vay trên thị trường quốc tế. Đây là hai khoản nợ nước ngoài chủ yếu của Vinashin, bên cạnh một số khoản vay thương mại khác từ các ngân hàng nước ngoài khác. Phần nợ còn lại là vay từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong nước.
Khi quyết định tái cơ cấu Vinashin được đưa ra hồi tháng 10.2010, Chính phủ đã yêu cầu các ngân hàng trong nước giãn nợ, khoanh nợ với các khoản vay không trả nổi của tập đoàn này và cho vay thêm để Vinashin có tiền trả lương cho nhân viên và duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh. Riêng đối với khoản nợ 600 triệu USD, theo khế ước vay, bắt đầu từ năm 2010 Vinashin phải trả phần gốc (và lãi) chia ra làm mười lần, lần đầu tiên là 60 triệu USD vào tháng 12.2010. Vinashin đã không trả được ở kỳ đến hạn này.
Các nguồn tin cho thấy Elliott nằm trong số nhiều chủ nợ nước ngoài nắm giữ khoản nợ 600 triệu USD. Chưa có thông tin chính xác về số nợ mà công ty này nắm giữ. Chủ nợ lớn nhất của khoản 600 triệu USD này được cho là Credit Suisse, công ty đứng ra dàn xếp khoản vay này. Credit Suisse bấy lâu nay vẫn kín tiếng về mọi hoạt động của họ ở Việt Nam. Công ty này có nhiều mối làm ăn ở Việt Nam, bao gồm cả các công ty nhà nước (như Mobifone, Vietcombank) đến công ty tư nhân (như Hoàng Anh Gia Lai). Ngân hàng Standard Chartered cũng là một chủ nợ của Vinashin, nhưng cách đây vài tháng đã bán các khoản nợ này và không còn là chủ nợ của Vinashin nữa.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, khi còn là phó Thủ tướng, cho báo giới biết khoản nợ 600 triệu USD thuộc trách nhiệm trực tiếp của Vinashin, do Vinashin trực tiếp đi vay.
Đa số các khoản vay nước ngoài của Vinashin do tập đoàn mẹ đứng ra vay sau đó phân bổ vốn cho các công ty thành viên. Đây có thể là lý do các công ty thành viên đều bị liên đới trong đơn kiện.
Các thông tin trước đó cho biết hội đồng quản trị của Vinashin, đứng đầu là ông Nguyễn Ngọc Sự, chủ tịch mới được bổ nhiệm (thay ông Phạm Thanh Bình bị bắt), yêu cầu các chủ nợ phải giảm bớt phần lớn số nợ hiện nay. Việc Elliott khởi kiện Vinashin và các công ty con cho thấy việc đàm phán nợ giữa Vinashin và các chủ nợ nước ngoài (nếu có) đã thất bại. Trong khi đó, chi tiết về việc xử lý các khoản nợ với các ngân hàng trong nước cũng không được công bố chính thức.
Anh Sa