Chris Buckley
Lê Quốc Tuấn X-CafeVN chuyển ngữ
Lê Quốc Tuấn X-CafeVN chuyển ngữ
-
Bắc Kinh: Những người cầm đầu chính phủ đến tham dự hội nghị thượng đỉnh châu Á trong niềm hy vọng hiểu được những biến đổi trong tâm trạng chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể thương hại đến các nhà lãnh đạo của của Bắc Kinh, những người lo sợ ảnh hưởng gia tăng của mình đang thu hút một hàng ngũ những kẻ thù tiềm năng, chứ không phải là giới hâm mộ.
Chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong suốt năm 2011 đã nhấn mạnh đến khao khát của đảng CS cầm quyền là muốn xếp lại các mối oán thù gần đây trong khu vực khi họ đang phải tập trung vào cuộc bàn giao lãnh đạo vào năm tới.
Bắc Kinh đã tìm cách kiềm chế các mối căng thẳng với Việt Nam và Philippines ở Biển Đông và tránh không giận dữ trong việc một thuyền trưởng tàu Trung Quốc bị bắt giữ gần đây trong vùng biển của Nhật Bản. Và, điều quan trọng là, Bắc Kinh và Washington đã cùng làm việc để kềm chế một loạt diễn tiến về các lãnh vực tiền tệ, thương mại, an ninh, Bắc Triều Tiên và Đài Loan của Trung Quốc.
Các cuộc họp của chủ tịch Hồ Cẩm Đào vói Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo khác tại các hội nghị thượng đỉnh APEC ở Hawaii vào cuối tuần cũng như các bài nói chuyện của thủ tướng Wen ở Bali tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào ngày 19 tháng Mười một mà Obama cũng sẽ tham dự, đang củng cố thông điệp rõ ràng ấy.
Nhưng những nụ cười ở hội nghị thượng đỉnh chỉ đi đến mức ấy mà thôi.
Không một cuộc tranh chấp đang mưng mủ nào về lãnh hải của Trung Quốc từng đi gần đến được một giải pháp. Nền kinh tế đang phát triển và tiếp cận về quân sự của họ đang tiếp tục khuấy động lo lắng ở nhiều nơi trên châu Á. Và, bất chấp những lời thề thốt về thiện chí với nhau, Bắc Kinh vẫn còn cảnh giác về ý định của Mỹ và các liên minh, bao gồm việc thúc đẩy cho một gói hiệp ước tự do thương mại khu vực mới của Obama.
Trung Quốc cảm thấy mình bị đưa vào tròng – ngay cả khi họ mang đến lại giao thương và thịnh vượng, môi trường an ninh khu vực của họ trở nên kém an toàn hơn”, ông Sun Tuyết Phong, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh cho biết.
“Có một cảm giác lạc hướng về việc phải đáp ứng như thế nào”.
Những nỗi lo sợ bị bao vây
Cảm giác bất an đó – và cuộc tranh luận từ cảm giác ấy – xuất hiện trong các phát biểu, các vai trò của quan chức Trung Quốc, các tổ chức tư vấn và báo chí của nhà nước.
Một trong những chủ đề ấy là Hoa Kỳ nhất quyết “bao vây” Trung Quốc, một ý tưởng phản ánh trong bài bình luận gần đây trên các báo chí nhà nước cho thấy áp lực của Mỹ đằng sau quyết định ngưng tiến hành một con đập từng gây tranh cãi ở Myanmar do Trung Quốc tài trợ.
Trung Quốc từng xem Miến Điện trước đây như là một bức tường thành trên biên giới phía tây nam và là một ống dẫn cho thương mại và nhập khẩu năng lượng của mình.
“(Trung Quốc) lo sợ rằng một số quốc gia bắt theo những sức mạnh lớn từ bên ngoài để cân bằng lại với mình, hoặc lo sợ rằng một số nước láng giềng đang hợp tác lại để chống Trung Quốc”, một nhóm nghiên cứu từ một tổ chức tư vấn nhà nước của Trung Quốc nhận định như thế trong một bản nghiên cứu gần đây về tình huống khó xử trong khu vực của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, nỗi sợ hãi ấy không có nghĩa là Bắc Kinh có một chiều hướng chính sách rõ ràng.
“Khó khăn chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc không phải là sự dẻo dai hoặc tính quyết đoán. Khó khăn đó chính là việc thiếu vắng một chính sách”, ông Zheng Wang, một giáo sư tại Đại học Seton Hall ở New Jersey, người nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung Quốc nhận xét.
“Đồng thời, đang có những giả thuyết lan truyền rộng rãi ở Trung Quốc rằng sự thay đổi trong môi trường khu vực là kết quả trực tiếp của chính sách Hoa Kỳ về sự tham dự trở lại ở châu Á”, Wang đã viết trong e-mail trả lời cho các câu hỏi.
“Nếu các mối nghi ngờ gia tăng về chính sách và ý định của Mỹ trong chính môi trường khu vực của Trung Quốc không được giải quyết, sẽ có một sự xét đoán sai lầm lớn khiến có thể ảnh hưởng không chỉ đến các mối quan hệ song phương, mà còn cả cho sự ổn định của toàn cầu”.
Làm thế nào để là một người láng giềng tốt
Tại Washington và các thủ đô châu Á của các đồng minh, từ lâu nay, các nhà hoạch định chính sách đã từng tranh luận về việc làm thế nào để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Và cũng đúng như thề ở Bắc Kinh. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt là kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính đã châm ngòi cho những cuộc thảo luận về việc Bắc Kinh nên vận dụng ảnh hưởng mới của mình như thế nào.
Khuếch đại điều không chắc đó là mối nhận thức của Bắc Kinh rằng các quan hệ kinh tế trên khắp châu Á không dễ dàng chuyển đổi thành niềm tin chính trị, Sun, giáo sư Đại học Thanh Hoa cho biết.
Ngược lại, việc xuất khẩu mở rộng của Trung Quốc đã trở thành một cội nguồn của các khiếu nại ở một số nước gần đó, tăng thêm vào các nỗi lo lắng về cuộc hiện đại hóa quân sự của Bắc Kinh, Sun, tác giả của một cuốn sách bằng tiếng Trung mang tựa đề “Tình thế tiến thoái lưỡng nan về cuộc vươn dậy của Trung Quốc”mới xuất bản gần đây, đã cho biết.
Trong các tổ chức tư vấn ở Bắc Kinh, các “nhà hiện thực” kiểu diều hâu, những người muốn Trung Quốc phải hành động cứng rắn hơn so với các nhà “tự do”, những người cho rằng các quyền lợi của Bắc Kinh tốt nhất là nên thực hiện thông qua các giải pháp đa phương, Zhao Kejin, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa giải thích trong một nói chuyện gần đây .
Trong cuộc tranh luận này “vấn đề quan trọng nhất là làm thế nào để đối phó với các nước láng giềng”, Zhao nói.
Ngay cả khi các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã tìm cách làm giảm nhẹ những căng thẳng trong khu vực, các bài bình luận truyền thông và các thành phấn cứng rắn đã cảnh báo rằng Trung Quốc vẫn còn bị bao vây bởi các cạm bẫy chiến lược có tiềm năng.
Ví dụ như vào tháng trước, Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố trên trang web của mình một bài xã luận cảnh báo rằng Nhật Bản và Ấn Độ đã đang tham gia vào các tranh chấp trên Biển Đông, nơi Bắc Kinh từng đòi hỏi hầu hết phần đáy đại dương có khả năng phong phú về năng lượng.
“Khu vực Biển Đông biểu thị những nhu cầu chiến lược lớn hơn nhiều đối với Nhật Bản hơn là Trung Quốc, bài xã luận của Zhang Wenmu, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Bắc Kinh về Hàng không và Vũ trụ, người từng nổi tiếng với quan điểm diều hâu của mình, cho biết. “Chỉ có các nhu cầu chiến lược quan trọng mới có thể đưa đến xung đột chiến lược có tính kết cấu”.
Tối thiểu là hiện nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có vẻ đang quan tâm để tránh đi những bùng phát nghiêm trọng với các nước láng giềng, và thực sự đang phải đối mặt với những lời chỉ trích ở trong nước vì “quá mềm yếu trong tranh chấp ở Biển Đông,” ông Wang, một học giả từ Đại học Seton Hall nói.
“Bắc kinh thường xử dụng những lời tuyên bố mạnh mẽ để bù đắp cho yếu kém từ chính sách thực tế của mình”, ông nói.
Nguồn: Free Malaysia Today