Việt nam giúp Trung Quốc phá vây lần 1
Sau khi lãnh đạo thế giới đánh tan Chủ Nghĩa Phát xít, Mỹ lại đối đầu với thách thức mới: Chủ Nghĩa Cộng Sản. Các nước Cộng sản lúc đó đã hình thành một khối liền mạch từ Đông Âu kéo dài qua đến Đông Á. Để ngăn chận sự lan rộng của khối này, Mỹ hình thành thế trận bao vây. Phía Tây thì lập ra khối NATO, phía Đông thì có liên minh Đông Bắc Á và Liên Phòng Đông Nam Á. Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và hầu hết các nước Đông Nam Á đã tạo nên một chuỗi ngọc trai kéo dài từ bắc xuống nam khoanh Cộng sản lại. Trung Quốc là thế lực đứng đầu của Cộng Sản Châu Á nên TQ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự bao vây của chuỗi ngọc trai nầy.
Phía Tây Nam TQ, lúc ấy Ấn Độ không thân thiện với Mỹ nhưng lại xung đột với TQ về vấn đề biên giới và Tây Tạng nên cũng tự nhiên hình thành một mắt xích trong chiến lược vây hãm TQ. Tiếp theo đó lại nổ ra sự xung đột giữa Liên Xô và TQ, bạn biến thành thù. Thế là TQ hoàn toàn bị thập diện mai phục, cô lập với thế giới bên ngoài.Thế nhưng Trung Quốc đã thoát ra khỏi vòng vây một cách thần kỳ. Đó là nhờ vào công đầu của Việt Nam.
Chưa bị đánh đến người VN cuối cùng nhưng Mỹ đã quá mỏi mệt, tìm cách rút lui khỏi chiến tranh VN trong danh dự. Mỹ phải tìm đến TQ. TQ cũng chỉ cần có vậy, năm 1972 thỏa thuận ngay với Mỹ. Mỹ thoát ra khỏi đống lầy VN, TQ thoát vây lại còn có thêm một món quà khuyến mãi mang tên Hoàng Sa.
Tiếp ngay sau đó, TQ lại gặp may. Bắc Việt đã bất ngờ chiến thắng quá nhanh sau khi Mỹ rút. Vòng vây phía Đông Nam Á bị vỡ vụn. Rồi liên minh quân sự giữa VN và Liên Xô hình thành gây quan ngại cho Mỹ ở Đông Nam Á nên tạo cơ hội cho TQ nhích lại gần Mỹ hơn nữa (Mỹ lôi kéo TQ về phía mình để bao vây Liên Xô). Rồi Liên Xô tan vỡ, rồi Mỹ sa lầy vào cuộc chiến chống khủng bố, TQ hầu như phá tan mọi vòng kiềm tỏa, vươn ra xa, vươn lên cao và bây giờ thành siêu cường thứ 2 có thể cạnh tranh với Mỹ.
Sau khi lãnh đạo thế giới đánh tan Chủ Nghĩa Phát xít, Mỹ lại đối đầu với thách thức mới: Chủ Nghĩa Cộng Sản. Các nước Cộng sản lúc đó đã hình thành một khối liền mạch từ Đông Âu kéo dài qua đến Đông Á. Để ngăn chận sự lan rộng của khối này, Mỹ hình thành thế trận bao vây. Phía Tây thì lập ra khối NATO, phía Đông thì có liên minh Đông Bắc Á và Liên Phòng Đông Nam Á. Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và hầu hết các nước Đông Nam Á đã tạo nên một chuỗi ngọc trai kéo dài từ bắc xuống nam khoanh Cộng sản lại. Trung Quốc là thế lực đứng đầu của Cộng Sản Châu Á nên TQ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự bao vây của chuỗi ngọc trai nầy.
Phía Tây Nam TQ, lúc ấy Ấn Độ không thân thiện với Mỹ nhưng lại xung đột với TQ về vấn đề biên giới và Tây Tạng nên cũng tự nhiên hình thành một mắt xích trong chiến lược vây hãm TQ. Tiếp theo đó lại nổ ra sự xung đột giữa Liên Xô và TQ, bạn biến thành thù. Thế là TQ hoàn toàn bị thập diện mai phục, cô lập với thế giới bên ngoài.Thế nhưng Trung Quốc đã thoát ra khỏi vòng vây một cách thần kỳ. Đó là nhờ vào công đầu của Việt Nam.
Chưa bị đánh đến người VN cuối cùng nhưng Mỹ đã quá mỏi mệt, tìm cách rút lui khỏi chiến tranh VN trong danh dự. Mỹ phải tìm đến TQ. TQ cũng chỉ cần có vậy, năm 1972 thỏa thuận ngay với Mỹ. Mỹ thoát ra khỏi đống lầy VN, TQ thoát vây lại còn có thêm một món quà khuyến mãi mang tên Hoàng Sa.
Tiếp ngay sau đó, TQ lại gặp may. Bắc Việt đã bất ngờ chiến thắng quá nhanh sau khi Mỹ rút. Vòng vây phía Đông Nam Á bị vỡ vụn. Rồi liên minh quân sự giữa VN và Liên Xô hình thành gây quan ngại cho Mỹ ở Đông Nam Á nên tạo cơ hội cho TQ nhích lại gần Mỹ hơn nữa (Mỹ lôi kéo TQ về phía mình để bao vây Liên Xô). Rồi Liên Xô tan vỡ, rồi Mỹ sa lầy vào cuộc chiến chống khủng bố, TQ hầu như phá tan mọi vòng kiềm tỏa, vươn ra xa, vươn lên cao và bây giờ thành siêu cường thứ 2 có thể cạnh tranh với Mỹ.
Chuỗi ngọc trai dân chủ
Ở thế đi lên, TQ đang càng ngày càng trở nên hung hăng làm cho Mỹ không khỏi không giật mình xem lại. Một câu hỏi được đặt ra, phải chăng sau lực lượng Hồi Giáo cực đoan, TQ là thế lực nguy hiểm tiếp theo mà Mỹ phải đối đầu nếu như không tìm cách ngăn chận từ bây giờ.
Những động thái gần đây cho thấy Mỹ đã biểu lộ sự e ngại đó. Mỹ, như nhiều lần ngoại trưởng Hilary nói, lại hướng trọng tâm vào Châu Á. Những hoạt động ngoại giao tích cực của Mỹ trong thời gian gần đây đã hé lộ ra rằng một chuỗi ngọc trai mới đang dần hình thành kéo dài từ Nam Á lên đến Đông Bắc Á để vây quanh TQ lần thứ hai.
Chuổi ngọc trai lần hai nầy tương đối liền mạch và vững chắc hơn thời xưa khi có sự tham gia tích cực của Ấn Độ. Chính sách hướng Đông của quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới này đã phù hợp với ý định trở lại Châu Á của Mỹ cũng như đón nhận sự ủng hộ tích cực của các nước Úc, Nhật và ASEAN.
Như vậy chuổi ngọc trai bao vây Trung Quốc lần hai bao gồm các nước: Nhật, Hàn, Đài Loan, ASEAN, Úc, Ấn.
Lần nầy Mỹ không chỉ bao vây TQ bằng quân sự mà còn bằng một chế độ chính trị đối lập với chế độ độc tài của TQ. Do vậy các nước trong chuỗi ngọc trai mới hầu hết là các nước dân chủ tiên tiến, trừ Việt Nam và Myanma là hai ở ẩn số đang chờ lời giải.
Myanma đang có những động thái tích cực tiến về phía dân chủ: Chuyển giao qua chính quyền dân sự, đối thoại với lực lượng đối lập, thả tù chính trị, cho phép lập công đoàn và biểu tình, bắt đầu nói không với TQ và nhích lại gần với Ấn Độ qua chuyến đi Ấn Độ vừa rồi của Tổng thống Myanma.
Ẩn số phức tạp và khó giải nhất vẫn là Việt Nam.
Việt Nam cùng chế độ chính trị với TQ nhưng lại thù địch với TQ trong quá khứ và đang tiếp tục căng thẳng với TQ qua tranh chấp trực tiếp trên Biển đông. Việt nam vừa muốn đi theo TQ để bào vệ chế độ chính trị nhưng lại vừa muốn là một viên ngọc khác màu trong chuỗi ngọc trai dân chủ để dựa vào đó bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ trước đe dọa khó lường của thế lực đang lên TQ. Việt Nam là ẩn số phức tạp trong bài toán toàn cục nhưng đồng thời cũng là một bài toán phức tạp của chính mình đang cần tìm một lời giải.
Lẻ nào Việt Nam một lần nữa lại là phương tiện giúp Trung Quốc phá vây?
Lời giải nào cho Việt nam?
Trong lịch sử, VN đã vướng nhiều sai lầm trong việc tìm đáp án cho bài toán khó của chính mình nên đã gây ra những hậu quả tai ương kéo dài đến tận ngày nay. Ở thế kỷ 19, ta đã chọn giải pháp dựa vào Mãn Thanh, bế quan tỏa cảng khi đối đầu với phương Tây nên đưa đến việc mất nước. Đến thế kỷ 20 ta lại chọn giải pháp dựa vào Liên Xô và Trung Cộng để dành độc lập nên phải đối đầu với siêu cường số một thế giới. Hệ quả là phải qua 20 năm chiến tranh tan tác, hy sinh biết bao xương máu mới dành được trọn vẹn độc lập. Trong khi đó hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới đã dành lại độc lập nhanh chóng bằng một phương thức ít tốn hao hơn rất nhiều.
Giờ đây, ở thế kỷ 21, ta lại đối mặt với sự chọn lựa mà tùy thuộc vào nó đất nước sẽ tan hoang hay tiến lên phát triển cùng thế giới. Cần phải trung thực, khách quan và tỉnh táo nhìn nhận lại lịch sử thì mới rút ra bài học đúng đắn cho việc chọn lựa hôm nay.
Nhà cầm quyền độc đảng Việt Nam đang nắm trong tay vận mệnh của đất nước. Các vị đang chịu trách nhiệm trước lịch sử khi đẩy đất nước đi theo chọn lựa của mình.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh |
| ||||||||
|