VietnamDefence - Nga sẽ cung cấp cho Ấn Độ những công nghệ mới nhất để dẫn tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) Agni-V tầm bắn 10.000 km.
Tên lửa có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân.
Các nguồn tin trong trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc trong chuyến thăm Moskva mới đây của đoàn Ấn Độ do Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony dẫn đầu.
Ngoài các đại diện của các quân binh chủng, trong đoàn còn có một nhóm nhà khoa học, chuyên gia lớn trong lĩnh vực chế tạo tên lửa của Tổ chức nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ DRDO. Tổ chức này đang chuẩn bị phóng ICBM đầu tiên của mình.
Cuối chuyến thăm kết thúc ngày 5.10.11 của đoàn Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Ấn Độ đã ký biên bản về việc phát triển quan hệ song phương trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Trong quá trình đàm phán, phía Nga đã thẳng thừng mời chào Ấn Độ sử dụng hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GLONASS của Nga (tương đương GPS) ở dạng quân sự đầy đủ làm phương tiên dẫn các tên lửa tương lai của Ấn Độ.
Các nguồn tin trong trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc trong chuyến thăm Moskva mới đây của đoàn Ấn Độ do Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony dẫn đầu.
Ngoài các đại diện của các quân binh chủng, trong đoàn còn có một nhóm nhà khoa học, chuyên gia lớn trong lĩnh vực chế tạo tên lửa của Tổ chức nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ DRDO. Tổ chức này đang chuẩn bị phóng ICBM đầu tiên của mình.
Cuối chuyến thăm kết thúc ngày 5.10.11 của đoàn Ấn Độ, Bộ trưởng Quốc phòng Nga và Ấn Độ đã ký biên bản về việc phát triển quan hệ song phương trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Trong quá trình đàm phán, phía Nga đã thẳng thừng mời chào Ấn Độ sử dụng hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GLONASS của Nga (tương đương GPS) ở dạng quân sự đầy đủ làm phương tiên dẫn các tên lửa tương lai của Ấn Độ.
Việc Nga mời chào Ấn Độ dịch vụ truyền thông tin chính xác cao của hệ thống GLONASS (vốn có chức năng chủ yếu là quân sự), kể cả để dẫn tên lửa đường đạn Ấn Độ là một bất ngờ lớn.
Một nguồn tin trong ngành tên lửa-vũ trụ Nga cho rằng, Ấn Độ chắc chắn sẽ chấp nhận đề nghị này: “Mỹ khó có thể chấp nhận chuyển giao cho Delhi các mã tín hiệu chính xác cao của hệ thống GPS của họ, mà phát truển một hệ thống tương tự của mình đòi hỏi Ấn Độ sẽ phải mất nhiều thời gian”.
Thỏa thuận chuyển giao công nghệ dẫn tên lửa được cho là một bước đột phá thực sự đối với Ấn Độ. Nước này hiện đã hoàn toàn sẵn sàng gia nhập câu lạc bộ nhỏ gồm các nước đang sở hữu ICBM là Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc.
Trước đây, việc tiến hành chương trình chế tạo ICBM của Ấn Độ bị đình hoãn do không nước nào sẵn sàng chuyển giao cho Ấn Độ công nghệ dẫn chính xác ở tầm bắn xa đó.
Theo một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ thì các chuyên gia DRDO hiện chưa thể tự làm được việc đó mặc dù Ấn Độ đang tự lực sản xuất thành công các tên lửa chiến dịch-chiến thuật và tầm trung như Agni-I, Agni-II và Agni-III.
Ấn Độ đã phát triển thành công tên lửa đường đạn tầm trung có tầm bắn 4.000 km. Hai năm trước, họ đã thử nghiệm thành công tên lửa đường đạn tầm trung Agni-III và qua đó chứng tỏ khả năng chế tạo ICBM. Tuy nhiên, việc phát triển ICBM bị bế tắc trong 2 năm do việc nghiên cứu chế tạo Agni-V vấp phải khó khăn do không thể chế tạo hệ dẫn có độ chính xác cần thiết.
Thỏa thuận chuyển giao công nghệ dẫn tên lửa được cho là một bước đột phá thực sự đối với Ấn Độ. Nước này hiện đã hoàn toàn sẵn sàng gia nhập câu lạc bộ nhỏ gồm các nước đang sở hữu ICBM là Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc.
Trước đây, việc tiến hành chương trình chế tạo ICBM của Ấn Độ bị đình hoãn do không nước nào sẵn sàng chuyển giao cho Ấn Độ công nghệ dẫn chính xác ở tầm bắn xa đó.
Theo một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ thì các chuyên gia DRDO hiện chưa thể tự làm được việc đó mặc dù Ấn Độ đang tự lực sản xuất thành công các tên lửa chiến dịch-chiến thuật và tầm trung như Agni-I, Agni-II và Agni-III.
Ấn Độ đã phát triển thành công tên lửa đường đạn tầm trung có tầm bắn 4.000 km. Hai năm trước, họ đã thử nghiệm thành công tên lửa đường đạn tầm trung Agni-III và qua đó chứng tỏ khả năng chế tạo ICBM. Tuy nhiên, việc phát triển ICBM bị bế tắc trong 2 năm do việc nghiên cứu chế tạo Agni-V vấp phải khó khăn do không thể chế tạo hệ dẫn có độ chính xác cần thiết.
VND: Động thái này của Nga sẽ khiến Trung Quốc và Pakistan rất lo ngại, mà Mỹ cũng không vui vẻ gì. Ta cần xem, đổi lại, Nga sẽ được gì từ Ấn Độ?
“Căn cứ vào thái độ phân biệt đối xử của một số nước phát triển, trong đó có Mỹ, đối với Ấn Độ về mặt trao đổi công nghệ tiên tiến trong hai thập kỷ nay, các chuyên gia tên lửa của chúng tôi sẽ rất khó khăn nếu như Nga không đồng ý giúp đỡ”, các nguồn tin Ấn Độ nói.
Mỹ không muốn cung cấp dịch vụ GPS quân sự cho Ấn Độ mặc dù nhiều lần họ nói sẵn sàng hợp tác với Ấn Độ trong lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, các nước khác như Israel lại đang hợp tác tốt đẹo với Ấn Độ trong lĩnh vực tên lửa, thiết bị và radar trong khuôn khổ thử nghiệm tên lửa Agni-III.
Hôm 7.10.11, ông Vladimir Popovkin, Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga, đã thông báo hoàn tất triển khai các vệ tinh của hệ thống GLONASS.
Phát biểu tại Duma Quốc gia, ông Popovkin nói rằng, đầu tháng 10.2011, Nga đã phóng vệ tinh định vị toàn cầu Glonass-M cuối cùng cần thiết cho hoạt động của hệ thống GLONASS. Hiện nay, nhiệm vụ đặt ra là phát triển thành phần mặt đất của hệ thống để vào năm 2015, độ chính xác của hệ thống sẽ đạt 1 m, trong khi tham số này hiện là 5-6 m.
Theo ông Popovkin, khối lượng thị trường dịch vụ định vị hiện ước khoảng 260 tỷ USD, trong đó Nga chỉ chiếm có 3%.
Hệ thống GLONASS của Nga có 28 vệ tinh, trong đó 23 vệ tinh đang được sử dụng theo chức năng, 2 vệ tinh đang ở giai đoạn đưa vào khai thác, còn 3 vệ tinh khác tạm thời được ngắt để bảo dưỡng kỹ thuật. Để tín hiệu của hệ thống GLONASS có độ phủ toàn cầu, cần không dưới 24 vệ tinh làm việc.