Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Học giả Đài Loan xâm phạm đảo Ba Bình của Việt Nam


14 người Đài Loan, được tàu thuyền lực lượng hải quân của hòn đảo chuyên chở, đã ra đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Chiến sĩ hải quân Việt Nam ở Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Chiến sĩ hải quân Việt Nam ở Trường Sa. Anh: …
Việc này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông xung quanh các tuyên bố chủ quyền vùng nước và các đảo trong quần đảo Trường Sa.

Đảo Ba Bình được cho là đảo lớn nhất ở Trường Sa, quần đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền với đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý.

Trong những tháng gần đây, bầu không khí ở Biển Đông có sự căng thẳng do những lời tố cáo qua lại về tình trạng xâm phạm chủ quyền các vùng nước gần Trường Sa. Các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hiện nay, ngoài Việt Nam, còn có Trung Quốc (bao gồm Đài Loan), Philippines, MalaysiaBrunei.

Nhóm người nói trên thuộc học viện hải dương học Đài Loan, đã có chuyến đi kéo dài một tuần tới đảo Ba Bình, giới chức quân sự Đài Loan cho biết hôm nay.

AFP dẫn thông báo của giới chức trên, cho biết nhóm này đã gặp gỡ người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu ngay sau chuyến đi. Trước đó giới quân sự của Đài Loan còn nói họ đang cân nhắc việc tăng quân lực và đưa các tàu thuyền có tên lửa đến Ba Bình.

Đảo Ba Bình nhìn từ vệ tinh. Ảnh: Google Map.
Đảo Ba Bình nhìn từ vệ tinh. Ảnh: Google Map.
Hồi tháng ba năm nay, Việt Nam đã lên tiếng phản đối sau khi Đài Loan cho tập trận bắn pháo trên đảo Ba Bình. Tháng 2/2008, người đứng đầu chính quyền Đài Loan khi đó là ông Trần Thủy Biển đã ra đảo Ba Bình. Những việc làm này "là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam và gây căng thẳng trong khu vực", người phát ngôn ngoại giao Nguyễn Phương Nga phát biểu.

Theo từ điển phổ thông mạng, đảo Ba Bình hình elip, có chiều dài 1,4 km và chiều rộng 0,4 km. Năm 2007, Việt Nam cũng đã kịch liệt phản đối khi Đài Loan xây dựng một đường băng sân bay trên đảo này.

Tại hội nghị cấp bộ trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á diễn ra tuần này, dự kiến vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông sẽ được đưa ra thảo luận. Theo những dự thảo tuyên bố của hội nghị, cũng như diễn đàn an ninh khu vực sẽ diễn ra ngay sau đó tại Indonesia, các quan chức sẽ kêu gọi ngoại giao phòng ngừa để loại bỏ nguy cơ xung đột ở khu vực có tầm quan trọng chiến lược và giàu tài nguyên này.
Thanh Mai