Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Đông Dương Đại Hải chứ không phải Biển Nam Trung Hoa

2011-07-06
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu vừa phát hiện một chi tiết mới cho thấy danh xưng South China Sea còn gọi là Biển Nam Trung Hoa có tên gốc là Giao Chỉ Dương, hay Đông Dương Đại Hải hay ngắn gọn nhất là Đông Hải có nghĩa là Biển Đông

Source daidoanket-online
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu.
Mặc Lâm phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu để biết thêm chi tiết về vần đề này, trứơc tiên ông Nguyễn Đình Đầu cho biết:

Những sai lầm về ngôn ngữ, và địa danh

-  Cuối thế kỷ 15 người Tây Phương rất giỏi về hàng hải, đặc biệt là người Bồ Đào Nha và người Tay Ban Nha họ đi kiếm Ấn Độ. Lúc bấy giờ ông Kha Luân Bố (Christophe Colomb) tin rẳng đi về phía Tây sẽ đến Ấn Độ, nhưng thực tế ông đến Tân Thế Giới, tức Châu Mỹ, mà ông tưởng là đã đến Ấn Độ rồi, cho nên ông gọi người thổ dân bản xứ là người người Ấn (Indien, Indian).
Danh xưng sai nhầm này tồn tại mãi đến ngày nay, Trong khi đó người Bồ Đào Nha đi vòng phía Tây Châu Phi, qua Mũi Hảo Vọng (lúc bấy giờ chưa có ai đi qua ngã này cả) và đi ngược lên bờ Đông Châu Phi là đến Ấn Độ thực, nhưng mà miền phía Đông của Ấn Độ trên các bản đồ thời đó cũng như miền Đông Á thì hoàn toàn sai. Họ khám phá ra miền Đông Nam Á là miền mà họ gọi là "Presqu'ile de l'Inde delà le Gange" tức là "Ấn Độ bên kia sông Hằng". Trong sự nhìn ngược như thế suốt mấy thế kỷ họ gọi cái bán đảo mà về sau ta gọi là Bán Đảo Đông Dương, là "bán đảo Ấn Độ bên kia sông Hằng".

(Bồ Đào Nha) Họ khám phá ra miền Đông Nam Á là miền mà họ gọi là "Presqu'ile de l'Inde delà le Gange" tức là "Ấn Độ bên kia sông Hằng". Trong sự nhìn ngược như thế suốt mấy thế kỷ họ gọi cái bán đảo mà về sau ta gọi là Bán Đảo Đông Dương, là "bán đảo Ấn Độ bên kia sông Hằng.
Cũng vào thời ấy, giữa bờ biển nước ta và quần đảo Paracel (gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa), các bản đồ thường ghi là vịnh Giao Chỉ gần Trung Hoa (Golfe de la Cochinchine). Địa danh Cochinchine nguyên là tên hai nước Giao Chỉ (Cochin) và nước Tần (Chine), viết theo Hán tự. Người Tây phương đọc âm hơi khác rồi ghi bằng chữ latin: Giao Chỉ (tức Việt Nam) thành Cauchy, Cochi, Cochin; còn Tần thành ghi là T’sin, Cin, Chine hay China. Nước Cochin (Giao Chỉ) trùng tên một thị trấn Cochin ở Ấn Độ nên người Bồ Đào Nha ghi
Bản đồ có nghi nhận Cochinchine của St.Defnos. Ing-Geographe pour les Globes et Sphère- Paris 1766. Source raremaps online
Bản đồ có nghi nhận Cochinchine của St.Defnos. Ing-Geographe pour les Globes et Sphère- Paris 1766. Source raremaps online
CochinChina (Giao Chỉ gần nước Tần-China) cho dễ phân biệt. Cochin là chủ từ, China là túc từ. China thành tên nước Trung Hoa.
Mặc Lâm : Thưa ông, vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi cái tên gốc, tức là Giao Chỉ, hay còn gọi là Cochi, Cochin này ?
Ông Nguyễn Đình Đầu :  Đến thế kỷ 19 lúc bấy giờ đã rõ miền này không thuộc Ấn Độ nữa. Khi họ ghi chép lại về các miến biển thì họ không lấy cái chữ chủ từ là Ấn Độ, là Cochin, Giao Chỉ là Cochi, mà họ lấy cái túc từ là "Tần" tức Trung Hoa. Bấy giờ họ mới bắt đầu ghi là "Biển Trung Hoa", còn trước nữa thì họ đều ghi là hoặc "Eo biển Giao Chỉ gần Trung Hoa" tức là họ ghi "Gorge de la Cochinchine".
Chữ Cochinchine đầu tiên để chỉ nước Việt Nam, lúc đầu tiên gọi là Cochi thôi, về sau họ thấy nó trùng tên với Ấn Độ (như tôi nói lúc nãy) thì họ mới gọi là Cochinchine. Cochinchine lúc đầu tiên để chỉ cả Đại Việt, và biển thì họ cũng gọi là Biển Cochinchine. Tôi thấy là tất cả các bản đồ cho đến thế kỷ 18 thì đa số bản đồ vẫn còn gọi cái phía Đông Nam Á là  l'Inde au delà du Gange, tức là họ vẫn coi là bán đảo Ấn Độ. Mãi về sau đến thế kỷ 19 thì họ mới gọi là bán đảo Đông Dương, tức Indochine. Đông Dương tức là Biển Đông, tức là cái biển bên cạnh nước Việt Nam đấy. Thì chính người Trung Hoa gọi là Đông Dương, hay là Đông Dương Đại Hải.

Mãi về sau đến thế kỷ 19 thì họ mới gọi là bán đảo Đông Dương, tức Indochine. Đông Dương tức là Biển Đông, tức là cái biển bên cạnh nước Việt Nam đấy. Thì chính người Trung Hoa gọi là Đông Dương, hay là Đông Dương Đại Hải.

Đường lưỡi bò là sai với sự thực lịch sử

Mặc Lâm : Thưa, phải chăng Trung Quốc lợi dụng sự hiểu lầm này để mà nhận luôn danh xưng là "South China Sea" tức là "Biển Nam Trung Hoa" hay không, thưa ông?
Ông Nguyễn Đình Đầu :  Vì những sự sai lầm về ngôn ngữ, về địa danh như thế mà tôi phỏng đoán có thể vì thế mà người Trung Hoa cho tất cả thế giới đã nhận cái biển đây là "Biển Trung Hoa", thế thì tất cả các đảo, quần đảo ở trong vùng biển mà họ gọi là Biển Trung Hoa đó là của họ hết. Cho đến đầu thế kỷ 20 với tham vọng của mình mà Trung Quốc dựa theo sự hiểu nhầm địa danh đấy mà đến năm 1948, lúc bấy giờ nước ta đang có chuyện chiến tranh ở khắp các nơi, thì Trung Hoa Dân Quốc họ đưa ra cái "lưỡi bò" đấy và với cái lưỡi bò đó họ gần như họ chiếm hết cả Biển Đông, khác với tất cả các nước xung quanh. Đó là một sự bất công và sai với sự thực lịch sử, không kể những tài liệu của Việt Nam đã cho thấy họ đã ra Hoàng Sa và Trường Sa từ xưa với các văn bản và một số bản đồ.

đến đầu thế kỷ 20 với tham vọng của mình mà Trung Quốc dựa theo sự hiểu nhầm địa danh đấy mà đến năm 1948, lúc bấy giờ nước ta đang có chuyện chiến tranh ở khắp các nơi, thì Trung Hoa Dân Quốc họ đưa ra cái "lưỡi bò" đấy và với cái lưỡi bò đó họ gần như họ chiếm hết cả Biển Đông
Tôi nghiên cứu thêm về các bản đồ cũ của Trung Hoa vẽ về Việt Nam ngày xưa, và những bản đồ của Tây Phương, ít nhất từ đầu thế kỷ 16 cho đến về sau này họ đều ghi tất  cả cái mảng từ Trường Sa lên tới Hoàng Sa, họ kêu là Paracels, và họ ghi cái bờ biển Paracels ở khoảng Quảng Ngãi. Tôi thì có độ một trăm hay hai trăm cái bản đồ quốc tế vẽ về Việt Nam, vẽ về Đông Dương, và tôi nghĩ là có lẽ là hàng ngàn bản
"Vùng lưỡi bò" trên biển Đông
"Vùng lưỡi bò" trên biển Đông do Trung Quốc đưa ra. Source UNCLOS
đồ ấy tôi không thấy một bản đồ nào ghi bờ biển Paracels ở Trung Hoa, ở đảo Hải Nam, hay là Philippines, hay Nam Dương, hay Mã Lai. Các bản đồ mà tôi công bố đó thì chứng minh điều mà tôi vừa nói.
Mặc Lâm :  Căn cứ trên những bản đồ cổ mà ông có trong tay, liệu có thể dùng chúng như một chứng cứ để chống lại đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẫn tuyên bố là họ đã có từ lâu về vùng biển South Chia Sea này không ạ?
Ông Nguyễn Đình Đầu : Một hai cái bản đồ thì có thể nói là người ta ghi đại hay người ta ghi nhầm gì đấy, nhưng mà hàng trăm hàng ngàn cái bản đồ ghi như thế mà nó trùng hợp với cái bản đồ của Việt Nam.

Tôi thì có độ một trăm hay hai trăm cái bản đồ quốc tế vẽ về Việt Nam, vẽ về Đông Dương, và tôi nghĩ là có lẽ là hàng ngàn bản đồ ấy tôi không thấy một bản đồ nào ghi bờ biển Paracels ở Trung Hoa, ở đảo Hải Nam, hay là Philippines, hay Nam Dương, hay Mã Lai.
Tôi phỏng đoán cái bản đồ Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ từ thời Nguyễn Ánh -  Gia Long thì đã có bản đồ ấy rồi. Cụ thể mà đưa ra cái bản đồ mà thường thường người ta ra bây giờ hiện thời là cái bản đồ Minh Mạng vẽ năm 1839, vì lúc bấy giờ ông Minh Mạng đổi tên nước Việt Nam thành nước Đại Nam, vì thế cái bản đồ ghi là “Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ”, trong đó Hoàng Sa và Trường Sa ghi y như là các bản đồ Tây Phương vẽ về quần đảo Paracels. Tôi nghĩ là hàng ngàn bản đồ cổ của Tây Phương đều vẽ như thế, và người ta ghi cái biển Việt Nam lúc đầu tiên họ ghi là Cochi, về sau họ ghi là Cochinchine. Tôi đưa tất cả các tài liệu ấy ra thôi, chứ còn tôi chỉ có ý đồ là tôn trọng sự thực lịch sử, không những là của mình, mình thì đã đành rồi, người ta có thể dễ bác, nhưng mà đây là chứng liệu của khắp thế giới vẽ về Việt Nam ở trong nhiều thế kỷ dồn lại, đưa tới kết luận như vậy thôi.
Mặc Lâm : Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay .