Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Philippines -Trung Quốc chưa yên, vì Trường Sa

Tuần qua Hà Nội và Bắc Kinh tỏ ra muốn xoa dịu dư luận về những tranh chấp chủ quyền lãnh hải biển Đông, đồng thời cũng tuyên bố muốn giải quyết bằng đường lối ngoại giao. Tuy nhiên giữa Trung Quốc với Philippines vẫn xảy ra va chạm.
photo courtesy Wikipedia
Biển Đông, với những vùng tranh chấp

Đụng chạm không nhẹ

Những va chạm này không phải là nhẹ, về mặt ngoại giao, kèm theo những lời tố giác của Manila ngụ ý Bắc Kinh lấn áp dọa nạt ngư phủ Philippines trên hải phận Trường Sa.

Ngày hôm nay vừa có diễn biến mới trong vụ Philippines cấm một nhà ngoại giao cao cấp thuộc tòa đại sứ  Trung Quốc ở Manila tham dự bất kỳ cuộc hội họp nào với phía Philippines, nhu tin tức hôm qua đã nói. Hôm nay tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila ra thông cáo bác bỏ những quan điểm trong văn thư của Philippines. Lời lẽ của thông cáo này được báo chí gọi là “gai góc”.  Ngày hôm nay vừa có diễn biến mới trong vụ Philippines cấm một nhà ngoại giao cao cấp thuộc tòa đại sứ  Trung Quốc ở Manila tham dự bất kỳ cuộc hội họp nào với phía Philippines, nhu tin tức hôm qua đã nói. Hôm nay tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila ra thông cáo bác bỏ những quan điểm trong văn thư của Philippines. Lời lẽ của thông cáo này được báo chí gọi là “gai góc”. 

Phát ngôn nhân tòa đại sứ Trung Quốc tại Philippines, ông Tôn Dực, ngỏ ý ông không muốn bình luận về nhận xét của một người dấu tên.  Phát ngôn nhân họ Tôn tuyên bố rằng mọi nhân viên của tòa đại sứ đều hành xử hết sức đúng đắn trong tinh thần trách nhiệm, để tăng tiến và phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Philippines và Trung Quốc.
Trở lại nguồn gốc của vụ này, ngày hôm qua một bản ghi nhớ phổ biến nội bộ của văn phòng Ban Châu Á Thái Bình Dương thuộc bộ ngoại giao Philippines, không ký tên, nhưng lại đem tiết lộ với báo chí, cho biết là một nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc đã hành xử không thích hợp với tư cách một nhà ngoại giao. Ông này đã to tiếng với các quan chức của Philippines trong một cuộc họp với Philippines về tiềm năng dầu mỏ ở quần đảo Trường Sa. Đương sự được nêu tên ông Lý Vĩnh-Thịnh, bí thư thứ nhất và người đứng đầu bộ phận chính trị của tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila. Văn thư của Philippines cũng cho biết Đại sứ quán Trung Quốc đã nhận được thông báo về việc ông này không được dự họp trong tương lai.

Nguyên do: chủ quyền ở Trường Sa

Điều đáng chú ý là cuộc hội họp mà trong đó viên chức cao cấp của Trung Quốc đã bị coi là có hành vi thô bạo chỉ là buổi họp về đề tài tiềm năng dầu mỏ ở một vùng biển thuộc Trường Sa. Nói về tiềm năng dầu mỏ mà lại có sự lớn tiếng, thì điều người ta phải nghĩ trước tiên là buổi họp có thảo luận vấn đề chủ quyền tại khu vực đó, nên cũng có vấn đề khai thác chung hay không. Và vì có mâu thuẫn trong quan niệm về chủ quyền hay quyền khai thác-  thăm dò, cho nên mới dẫn đến việc được gọi là sự to tiếng của nhà ngoại giao Trung Quốc. Phía Manila đã đưa ra biện pháp ngoại giao rất nặng nề, phải nói để là làm mất mặt một đại cường đang muốn khẳng định tư thế cường thịnh của  họ trên toàn thế giới. 

Một cách dè dặt, người ta vẫn cho là ít nhất hai bên cũng đã có đụng chạm về vấn đề quyền khai thác, thăm dò thuộc về bên nào, và như vậy hiển nhiên liên quan đến chủ quyền lãnh hải. Bởi vì mãi tới ngày hôm qua, Philippines mới tố cáo Trung Quốc về một sự kiện đã diễn ra trong tháng trước, ít ra cũng cách nay một tuần lễ. Sự kiện đó, theo Phó đô đốc Alexander Pama của hải quân Philippines nói với báo chí, là một chiếc máy bay phản lực không rõ xuất xứ đã bay rà sát bên trên một tàu đánh cá của Philippines, chỉ cách chưa đầy 10 mét, khiến ngư dân hoảng sợ... Philippines nói đến một “chiếc máy bay lạ” giống như Việt Nam đã nói đến “tàu lạ” vì không chính thức xác nhận được căn cước của phương tiện hay vũ khí chiến tranh đó.  Tuy nhiên về tính cách chính thức, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Raul Hernandez đã từ chối bình luận, nói rằng hiện chưa có thông báo chính thức về vụ việc này.

Hải quân Philippines cho biết vụ này xảy ra tại vùng biển sát với hòn đảo nhỏ gọi là Investigator Shoal, tức là bãi Thám Hiểm, theo tên gọi của Việt Nam.


Xin nhắc lại, các bản đồ cổ của Việt Nam đã ghi nhận toàn bộ quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Theo cuốn "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ thuộc về tỉnh Quảng Ngãi. Ông miêu tả đó là nơi người ta có thể khai thác các sản phẩm biển và những đồ vật sót lại từ các vụ đắm tàu. Tài liệu ghi chép của Việt Nam vào thế kỷ 17 nhắc đến các hoạt động kinh tế được tài trợ của triều đình dưới thời nhà Lê từ 200 năm trước đó. Nhà Nguyễn cũng tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu địa lý về các đảo từ thế kỷ 18. Hằng trăm bản đồ của những nước đi biển hùng mạnh như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hòa lan đều ghi nhận Hoàng Sa của Việt Nam, rồi đến Trường Sa cũng vậy.  Mãi thế kỷ 19  nhà Thanh mới khiếu nại với Pháp về Trường Sa. Vì thế tên của các đảo và đá, bãi, của Trường Sa – Hoàng Sa là do ngư dân và triều đình Việt Nam đặt từ nhiều thế kỷ trước.  Người Pháp trong thời gian đô hộ Việt Nam cũng từng xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, tuy có sự phản đối của Trung Hoa. Nơi này lại có nhiều tàu ngoại quốc đi qua, ghé qua, nên các đảo ở Trường Sa có tên quốc tế. 
Bãi Thám hiểm là san hô nổi, ở khu vực tây nam của quần đảo Trường Sa, gần phía đảo Palawan của Philippines và nằm ở phía bắc Malaysia. Xung quanh bãi Thám Hiểm là Đá Công Đo, tức Commodore Reef, bị Philippines chiếm đóng, rồi phía bắc là Đá Núi Lê, hay Núi Le, tức Cornwallis South Reef, do Việt Nam trấn giữ, phía tây là Đá Kỳ Vân, tức Mariveles Reef, bị Malaysia chiếm đóng, phía nam là bãi Kiệu Ngựa.  Không thấy một đảo hay đá, bãi nào ở gần đó mà do Trung Quốc đòi chủ quyền. Nhưng hành động bằng máy bay như vậy chưa bao giờ do Malaysia hay Việt Nam thi hành, cho nên công luận đều cho đó là hành động của Trung Quốc. Và vụ này có thể đã xảy ra ở khu biển rộng hơn giữa Trường Sa và đảo Palawan của Philippines. Nếu là Trung Quốc hành động như thế thì chỉ có một lý do là họ cho biết họ muốn loại hết các nước khác ra khỏi Trường Sa.

Vẫn đi Trung Quốc, muốn song phương?

Nhưng dù vậy, Tổng thống Philippines Benigno Aquino của Philippines sẽ vẫn thăm Trung Quốc, và hôm nay ngoại trưởng Philippines đi Bắc kinh để xếp đặt cho chuyến đi này.

Điều ấy có nghĩa là là dù sao Manila vẫn phải tỏ thiện chí muốn giải quyết bằng đường lối thương thuyết, bằng biện pháp ngoại giao hòa bình, tuy vẫn tỏ lập trường cứng rắn về quân sự.
Tổng thống Aquino có tuyên bố rằng chuyến công du của ông nhằm giải quyết những tranh chấp về lãnh hải giữa  hai nước.  Ông nói cần phải đối thoại với phía bên kia để có cơ may đạt thoả thuận.

Dù sao, chuyến đi của Tổng thống  Philippines sang  Trung Quốc cũng không có nghĩa là Manila chấp nhận giải quyết song phương với  Bắc Kinh như người Trung Hoa vẫn mong đợi.


Lý do là tất cả các nước ASEAN có liên quan đến vấn đề Trường Sa đều nói rõ họ muốn có một giải pháp ngoại giao đa phương. Việc Việt Nam hay Philippines sang Trung Quốc có thể được hiểu là một hành động để giải quyết những vụ việc trực tiếp liên quan đến hai nước, không phải là sự xác nhận đi theo đường lối song phương để giải quyết toàn bộ vấn đề chủ quyền ở biển Đông hay quần đảo Trường Sa.