Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+3, Bali, Indonesia, 21/07/2011 REUTERT |
Đúng theo thông lệ, sau Hội nghị giữa các Ngoại trưởng trong khối, vào hôm nay, 21/07/2011, ASEAN đã mở cuộc họp với các đối tác. Nhân cuộc họp với ba đối tác Đông Bắc Á là Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc trong cơ chế mang tên ASEAN + 3, Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã đề cập đến mọi hồ sơ, ngoại trừ vấn đề Biển Đông đang gây căng thẳng với Trung Quốc.
Theo đánh giá của Ngoại trưởng nước chủ nhà Indonesia, các bên đã có những cuộc thảo luận rất tích cực về các hồ sơ như chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên, biến đổi khí hậu, nạn thiếu lương thực. Ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa, đặc biệt nhấn mạnh trên kết quả hợp tác kinh tế tài chính «hết sức tích cực» giữa các quốc gia trong nhóm ASEAN + 3.
Về vấn đề Triều Tiên chẳng hạn, Ngoại trưởng Indonesia cho biết, đó là một trong những chủ đề thảo luận quan trọng vì hạt nhân Bắc Triều Tiên không chỉ là mối quan ngại của riêng vùng Bắc Á mà cũng là mối ưu tư của cả vùng Đông Nam Á. Các bên đều mong muốn vòng đàm phán sáu bên được khởi động trở lại, và sẵn sàng hỗ trợ để Bình Nhưỡng bãi bỏ chương trình nguyên tử, đánh đổi lấy các lợi ích về ngoại giao và kinh tế.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cũng thông báo là các bên còn thảo luận các vấn đề an ninh lương thực, năng lượng, môi trường và công cuộc hợp tác phòng chống thiên tai.
Thế nhưng, theo ông del Rosario, chương trình nghị sự của cuộc họp ASEAN + 3 lại không đề cập đến một trong những vấn đề tranh cãi lớn nhất hiện nay là tranh chấp chủ quyền giữa một số nước ASEAN và Trung Quốc ở Biển Đông.
Cuộc họp ngoại trưởng ASEAN + 3 diễn ra sau khi ASEAN và Trung Quốc đạt được thoả thuận, vào hôm qua, về bản hướng dẫn thực hiện Tuyên bố chung về ứng xử ở Biển Đông (DOC).
Theo giới quan sát, thỏa thuận đó có thể làm dịu phần nào căng thẳng bùng lên trong thời gian gần đây ở Biển Đông, cho dù Philippines tiếp tục than phiền là Trung Quốc đã không có nhượng bộ thỏa đáng trên vấn đề này.
Hồ sơ Biển Đông chắc chắn sẽ được nêu lên trở lại vào ngày 23/7 tới đây tại Diễn đàn Khu vực ASEAN - ARF, với sự tham gia của rất nhiều nước, trong đó có Nga và Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từ Ấn Độ đến Indonesia vào tối nay, để tham gia một loạt cuộc họp, trong đó có Diễn đàn ARF.
Theo đánh giá của Ngoại trưởng nước chủ nhà Indonesia, các bên đã có những cuộc thảo luận rất tích cực về các hồ sơ như chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên, biến đổi khí hậu, nạn thiếu lương thực. Ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa, đặc biệt nhấn mạnh trên kết quả hợp tác kinh tế tài chính «hết sức tích cực» giữa các quốc gia trong nhóm ASEAN + 3.
Về vấn đề Triều Tiên chẳng hạn, Ngoại trưởng Indonesia cho biết, đó là một trong những chủ đề thảo luận quan trọng vì hạt nhân Bắc Triều Tiên không chỉ là mối quan ngại của riêng vùng Bắc Á mà cũng là mối ưu tư của cả vùng Đông Nam Á. Các bên đều mong muốn vòng đàm phán sáu bên được khởi động trở lại, và sẵn sàng hỗ trợ để Bình Nhưỡng bãi bỏ chương trình nguyên tử, đánh đổi lấy các lợi ích về ngoại giao và kinh tế.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cũng thông báo là các bên còn thảo luận các vấn đề an ninh lương thực, năng lượng, môi trường và công cuộc hợp tác phòng chống thiên tai.
Thế nhưng, theo ông del Rosario, chương trình nghị sự của cuộc họp ASEAN + 3 lại không đề cập đến một trong những vấn đề tranh cãi lớn nhất hiện nay là tranh chấp chủ quyền giữa một số nước ASEAN và Trung Quốc ở Biển Đông.
Cuộc họp ngoại trưởng ASEAN + 3 diễn ra sau khi ASEAN và Trung Quốc đạt được thoả thuận, vào hôm qua, về bản hướng dẫn thực hiện Tuyên bố chung về ứng xử ở Biển Đông (DOC).
Theo giới quan sát, thỏa thuận đó có thể làm dịu phần nào căng thẳng bùng lên trong thời gian gần đây ở Biển Đông, cho dù Philippines tiếp tục than phiền là Trung Quốc đã không có nhượng bộ thỏa đáng trên vấn đề này.
Hồ sơ Biển Đông chắc chắn sẽ được nêu lên trở lại vào ngày 23/7 tới đây tại Diễn đàn Khu vực ASEAN - ARF, với sự tham gia của rất nhiều nước, trong đó có Nga và Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từ Ấn Độ đến Indonesia vào tối nay, để tham gia một loạt cuộc họp, trong đó có Diễn đàn ARF.