Lê Ngọc Thống
Bất kỳ một cuộc chiến tranh như thế nào, mức độ
ra sao, thời gian bao lâu và với ai, mà Trung Quốc gây ra, dù thắng
hay hòa, thì sụp đổ ở chính quốc chỉ là vấn đề thời gian.
Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang
bằng tất cả vũ khí trang bị có trong tay để tiêu diệt đối phương,
đồng thời, kết hợp với đấu tranh chính trị, kinh tế, ngoại giao,
nhằm dành thắng lợi cuối cùng, áp đặt ý chí chí chính trị của mình
lên đối thủ.
Chính vì thế, cuộc chiến tranh dù thắng, hay
bại, hòa hay sa lầy, sẽ có tác động rất lớn, trực tiếp, đến chính
trị, kinh tế và ngoại giao của cả hai phía.
Đặt vấn đề chính trị, tức là tính chất phi nghĩa
hay chính nghĩa của cuộc chiến tranh sang một bên, thì Mỹ tiến hành
chiến tranh khi trong lòng nước Mỹ có một chế độ chính trị ổn định,
một nền kinh tế hùng mạnh trên một nền tảng vững chắc. Mỹ không
những dùng lực lượng quân sự mà còn có thể trừng phạt kinh tế đối
thủ mà không hoặc rất ít bị thiệt hại
Mục tiêu cuộc chiến của Mỹ là trực tiếp, có quyền lợi sát sườn, không mơ hồ. Chẳng hạn như gây ra cuộc chiến tranh Vùng vịnh, Lybia…là để chiếm đoạt nguồn năng lượng dầu hỏa toàn cầu…cho nên, khả năng hồi phục nhanh sau chiến tranh. hơn thế nữa, Mỹ còn giàu mạnh hơn sau chiến tranh.
Mục tiêu cuộc chiến của Mỹ là trực tiếp, có quyền lợi sát sườn, không mơ hồ. Chẳng hạn như gây ra cuộc chiến tranh Vùng vịnh, Lybia…là để chiếm đoạt nguồn năng lượng dầu hỏa toàn cầu…cho nên, khả năng hồi phục nhanh sau chiến tranh. hơn thế nữa, Mỹ còn giàu mạnh hơn sau chiến tranh.
Và, đặc biệt quan trọng là đối phương cách rất
xa nước Mỹ mà không phải là láng giềng, lại là nước có năng lực
phòng thủ yếu kém, cho nên không bị giáng trả trực tiếp vào lãnh thổ
của chính nước Mỹ. Đây chính là câu trả lời tại sao đối với Iran, Mỹ
cay cú, căm thù như thế nhưng vẫn không dám mở một cuộc tấn công
nhằm xóa sổ quốc gia Hồi giáo nhiều dầu mỏ này.
Iran không phải là Lybia, không phải là Irac…,
tên lửa của họ, khả năng giáng trả của họ khiến Mỹ phải “suy nghĩ 2
lần”.
Còn Trung Quốc, chính trị nội bộ vẫn chứa đựng
nhiều yếu tố đầy bất ổn. Khi có hàng trăm ngàn cuộc bạo động liên
tiếp xảy ra (năm 2006: 60 ngàn vụ; năm 2007: 84 ngàn vụ; năm 2008:
128 ngàn vụ và 180 ngàn vụ là con số cho năm 2010); khi người giàu
chuyển tiền của ra ngoài chuẩn bị sẵn sàng “biến”; khi ly khai, bạo
loạn đang là nguy cơ tiềm ẩn…thì không thể nói là ổn định, vững chắc
được. Đó là những quả bom hẹn giờ vô cùng nguy hiểm.
Mặc dù được coi là trung tâm kinh tế thứ 2 thế
giới, GDP chỉ sau Mỹ nhưng nền kinh tế đó chủ yếu là xuất khẩu và
được coi như là một “đại công xưởng của thế giới”, nó được xây dựng
trên một nền tảng không vững chắc như Mỹ, Nhật Bản…nên nội lực nhỏ,
mang tính phụ thuộc lớn, sức đề kháng yếu, gặp vấn đề là có sự cố.
Chẳng hạn như với Nhật, trừng phạt kinh tế Nhật, Trung Quốc coi như
tự trừng phạt mình.
Nếu Trung Quốc gây chiến tranh, thì căn cứ tình
hình, diễn biến, trong thời gian qua cho thấy, với điều kiện và khả
năng của mình, đối phương cũng chỉ là các nước láng giềng trong khu
vực châu Á-TBD mà thôi, rất gần với Trung Quốc, nên không gian, phạm
vi, khu vực chiến tranh sẽ bao trùm. Lãnh thổ Trung Quốc không có
nghĩa là được miễn trừ ngửi mùi khói bom, thuốc đạn.
Phần lớn những quốc gia mà Trung Quốc nhắm tới,
lịch sử đã cho thấy họ tỏ ra rất quyết liệt, kiên cường, để bảo vệ
quyền lợi quốc gia. Và, với khả năng phòng thủ hiện có, họ có thể
giáng trả buộc đối phương phải trả giá đắt.
Chiến tranh xảy ra không thể kết thúc nhanh chóng mà thời gian sẽ kéo dài, một điều hết sức kiêng kị cho các quốc gia đi gây chiến.
Chiến tranh xảy ra không thể kết thúc nhanh chóng mà thời gian sẽ kéo dài, một điều hết sức kiêng kị cho các quốc gia đi gây chiến.
Mục tiêu mà cuộc chiến tranh nếu xảy ra cũng chỉ
là chiếm những đảo không người, những vùng biển có trữ lượng tài
nguyên còn trong dự báo…Nói chung mục đích đạt được chỉ mang tính
chính trị, chủ quyền, lâu dài…mà không đạt một quyền lợi kinh tế
trực tiếp, sát sườn, cho nên, khả năng hồi phục kém khi chiến tranh
kết thúc.
Như vậy có thể nói, gây chiến tranh và kết thúc
chiến tranh khiến Mỹ càng giàu mạnh hơn bao nhiêu thì với Trung Quốc
càng lụn bại đi bấy nhiêu. Mỹ “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”,
trong khi Trung Quốc phải tung hết vốn liếng vào cuộc chiến mà kết
quả lại không chắc chắn.
Điều gì xảy ra khi Trung Quốc tiến hành một
cuộc chiến tranh?
Một cuộc chiến tranh tác động lên rất nhiều mặt
của xã hội, kinh tế, đời sống và sự tổn thất về con người, kinh tế,
ảnh hưởng đặc biệt đến chính trị tinh thần.
Căng thẳng đang gia tăng xung quanh tranh chấp
chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không người ở, như là dấu hiệu
cho một cuộc chiến Trung –Nhật bùng nổ. Nếu như chiến tranh nổ ra
thì không chỉ đơn giản là Trung Quốc sẽ đổ bộ lên chiếm đảo là xong
mà khu vực tác chiến không chỉ tồn tại trong một phạm vi nhỏ hẹp như
vậy và không chỉ đơn thuần trên mặt trận quân sự. Mục tiêu là Ấn Độ
hay Trường Sa của Việt Nam cũng vậy thôi.
Nếu như bất ổn chính trị là một quả bom đe dọa
sự tồn vong của xã hội Trung Quốc hiện hành, thì quả bom này có 3
ngòi nổ nguy hiểm mà Trung Quốc bằng mọi giá ngăn chặn. Đó là kinh
tế đình trệ, thất nghiệp; lạm phát, và ly khai, đòi độc lập.
Chiến tranh xảy ra kinh tế sẽ bị đình trệ, chậm
hồi phục, thất nghiệp sẽ gia tăng, là ngòi nổ thứ nhất.
Không ai dám chắc là máy bay, tên lửa của 2 phía
dội vào chính quốc của nhau hay không, nhưng điều chắc chắn xảy ra
là các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tháo chạy khỏi Trung Quốc để tránh
hậu họa.
Hàng trăm triệu người sẽ mất việc làm, sống dồn
nén trong các thành phố, càng gia tăng số người nghèo và hố phân
cách giàu nghèo khiến cho mâu thuẫn xã hội gay gắt như thùng thuốc
súng. Đây là một nguy cơ gây nên bạo loạn không thể kiểm soát nổi mà
Trung Quốc lo lắng nhất không chỉ khi xảy ra chiến tranh.
Kinh tế đình trệ sẽ gây ra lạm phát là ngòi nổ
thứ hai.
Lạm phát thì quốc gia nào cũng kinh qua, tuy
Trung Quốc trong hơn 30 năm phát triển thì chủ yếu là giảm phát, họ
chỉ có 3 lần lạm phát là các năm 1985; 1989 và 1993-96 song lần nào
cũng có sự cố, đặc biệt vụ Thiên An Môn vào 6/1989. Nhưng, một đất
nước có dân số quá lớn nên nạn nhân của lạm phát, là số lượng người
bị bần cùng hóa, cũng theo tỷ lệ rất lớn, sẽ không thể đàn áp nổi
khi họ “túng bấn hóa liều”.
Lạm phát như là một chất dẫn nhanh nhạy kết nối
các mâu thuẫn bùng nổ mà không thể ngăn chặn. Lạm phát luôn là một
vấn đề khiến nhà cầm quyền Trung quốc hốt hoảng và run sợ.
Nếu để thất nghiệp, lạm phát gia tăng thì sẽ là
một thảm họa cho Trung Quốc vĩ đại.
Khi hai ngòi nổ trên không được ngăn chặn thì
ngòi nổ thứ 3, ly khai, cũng theo đó mà kích hoạt.
Những cuộc biểu tình mang tính chất “yêu nước”
chống Nhật có sự chỉ đạo của nhà nước vừa qua với sự tham gia mới
chỉ hàng triệu người, xảy ra trên 80 thành phố của cả nước, nhưng đã
có nơi, có lúc, vượt ra ngoài khuôn khổ, kiểm soát của chính quyền.
Hơn ai hết, giới lãnh đạo Trung Quốc chắc đã cảm nhận được một giả
thiết: Nếu như “làn sóng” đó mà tính chất, nội dung, số lượng người
tham gia khác đi thì chế độ sẽ là tồn tại hay sụp đổ?
Vậy, với sức mạnh như hiện nay thì trên thế giới
này có quốc gia nào có thể đánh bại được Trung Quốc? Câu trả lời
chắc chắn là không, nhưng… trừ chính người Trung Quốc.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 9-12-12