Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Chuyến viếng thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

2011-10-31
Ngày 30/10-2/11/2011, TT Nguyễn Tấn Dũng cùng phái đoàn nhiều doanh nhân và các bộ trưởng viếng thăm Nhật Bản, đây là chuyến viếng thăm Nhật lần thứ 3 trong cương vị Thủ tướng.
Thông tín viên Đỗ Thông Minh của đài chúng tôi từ Tokyo Nhật Bản có cuộc trao đổi về những ký kết mà Việt Nam đạt được trong chuyến đi này.
AFP
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thủ tướng Nhật Bản, Yoshihiko Noda ngày 31 tháng 10, 2011

Thúc đẩy hợp tác kinh tế

Xin chào anh Đỗ Thông Minh, được biết phái đoàn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Nhật, xin anh cho biết việc đón tiếp xảy ra như thế nào?
Đỗ Thông Minh:-Đón phái đoàn tại sân bay, về phía Nhật Bản có Quốc Vụ Khanh Bộ Ngoại giao Nakano, Cục Trưởng Cục Châu Á - Châu Đại Dương, Bộ Ngoại giao Umeda, Đại Sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yasuaki Tanizaki… Về phía Việt Nam có Đại Sứ VN tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình; cán bộ, nhân viên Tòa đại sứ VN và một số người Việt tại Nhật Bản.
Nội dung bàn thảo nhằm đưa ra các biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, ODA, du lịch, văn hóa, giáo dục.
-Hoạt động đầu tiên của phái đoàn là gì thưa anh?
Đỗ Thông Minh:-Trong ngày đầu tiên, phái đoàn đã tới thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Tòa đại sứ VN và một số người Việt tại Nhật Bản. Dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao Bằng Tưởng Lục cho ĐS Nguyễn Phú Bình vì có công trong việc nhanh chóng di tản 82 sinh viên và Việt kiều từ khu vực động đất về Tokyo và sau đó về VN (Sau vụ động đất, tổng cộng có khoảng 2.000-3.000 người Việt đã tạm thời dời Nhật Bản về Việt Nam...).

-Theo lịch trình chính thức thì Thủ tướng sẽ gặp gỡ những ai về phía Nhật Bản trong chuyến đi này thưa anh?
Đỗ Thông Minh:-Ngày 31/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bàn thảo với người đồng nhiệm là Thủ tướng Yoshihiko Noda, song song đó yết kiến Thiên Hoàng Heisei. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng gặp gỡ Chủ Tịch Đảng Cộng Sản Nhật Bản Kazuo Shii, tiếp Bộ Trưởng Bộ Kinh Tế, Bộ Trưởng Thương Mại và Công Nghiệp Nhật Bản và một số doanh nghiệp lớn của Nhật Bản.
Nội dung bàn thảo nhằm đưa ra các biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, ODA, du lịch, văn hóa, giáo dục.
Có 4 dự án chiến lược lớn đang triển khai sẽ được nhắc đến trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Nhật Bản, đó là khu công nghệ cao Hòa Lạc, sân bay quốc tế Long Thành, đặc biệt tiếp tục vấn đề mua 2 lò nguyên tử / hạch nhân của Nhật cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, Nhật Bản hợp tác khai thác đất hiềm tại VN
Ngày 25/12/2008, hai nước đã ký kết Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đầu tư, du lịch và nhiều lĩnh vực khác. Kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam - Nhật Bản tăng 24% trong năm 2010, lên mức 16 tỷ đô-la Mỹ (đối tác thương mại lớn thứ 3).
Có 4 dự án chiến lược lớn đang triển khai sẽ được nhắc đến trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Nhật Bản, đó là khu công nghệ cao Hòa Lạc, sân bay quốc tế Long Thành, đặc biệt tiếp tục vấn đề mua 2 lò nguyên tử / hạch nhân của Nhật

Mua 2 nhà máy điện hạt nhân của Nhật

-Xem ra việc mua nhà máy điện hạt nhân của Nhật là mục tiêu chính của chuyến đi này, anh có thông tin gì thêm về vấn đề này hay không?
Đỗ Thông Minh:-Trong chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lẽ vần đề quan trọng nhất được nêu lên đó là vần đề Việt Nam sẽ mua hai lò nguyên tử của Nhật. Ngoài vấn đề tài chánh sẽ vay của Nhật Bản còn vần đề kỹ thuật mà nhật vừa mới trải qua trận động đất sóng thần cũng như phóng xạ làm cho nhiều đối tác của Nhật Bản khựng lại trong khi phía Việt Nam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định với báo Yomarin đã được đăng vào ngày hôm nay là Việt Nam tiếp tục tiên hành việc mua hai lò nguyên tử của Nhật.
Việt Nam có mục tiêu là tới năm 2020 chạy nhà máy nguyên tử đầu tiên và cho tới năm 2030 thì sẽ có từ 16 tới 20 lò nguyên tử. đây là vần đề cấp thiết giải quyết điện cho Việt Nam nhưng cũng đặt ra cho Việt Nam những khó khăn tài chánh cũng như kỹ thuật vận hành và xử lý nhà máy khi có sự cố thì Việt Nam sẽ không đủ nhân viên, phương tiện và tài chánh để giải quyết.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về kinh tế, tài chính và bị động đất, Nhật Bản vẫn khẳng định tiếp tục viện trợ ODA dành cho VN như hứa hẹn là 1,7 tỷ đô-la Mỹ, tập trung vào cơ sở hạ tầng, đối phó biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo…
-Dư luận Việt Nam rất chú trọng đến những viện trợ ODA của Nhật và lo ngại rằng do gặp nhiều khó khăn vừa qua có thể các dự án ODA từ chính phủ Nhật sẽ bị hủy bỏ hay ít ra là cũng trì hoãn lại. Trong chuyến đi này có thỏa thuận gì của chính phủ Nhật trong vấn đề này hay không?
Đỗ Thông Minh:-Mặc dù gặp nhiều khó khăn về kinh tế, tài chính và bị động đất, Nhật Bản vẫn khẳng định tiếp tục viện trợ ODA dành cho VN như hứa hẹn là 1,7 tỷ đô-la Mỹ, tập trung vào cơ sở hạ tầng, đối phó biến đổi khí hậu, xóa đói giảm nghèo… Nhật Bản là đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu của VN, là quốc gia cung cấp viện trợ ODA lớn nhất, vốn FDI đăng ký đứng thứ 4, nhưng đứng đầu về vốn giải ngân.

-Chúng tôi cũng được biết vừa qua có một phái đoàn của tỉnh Bà Rịa cũng đã đến Nhật anh có hay biết gì về chuyến đi này hay không?
Đỗ Thông Minh:-Ngày 22/10/2011, phái đoàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm 25 người do Phó Chủ Tịch Tỉnh là ông Hồ Văn Niên hướng dẫn đã viếng thăm Tokyo, Osaka... kêu gọi đầu tư. Năm 1994, liên doanh giữa các đối tác Nhật Bản: Tập Đoàn Thép Kyoei tại Osaka, Mitsui và Itochu với Tổng Công ty Thép Việt Nam đã đầu tư 69 triệu đô-la Mỹ, thành lập Vina Kyoei tại Vũng Tà và đi vào sản suất từ năm 1996, với công suất thiết kế 300.000 tấn/1 năm. Ngày 26/10/2011, Vina Kyoei vửa được phép mở rộng đầu tư đợt 2 thêm 270 triệu đô-la Mỹ.
-Xin cám ơn anh Đỗ Thông Minh.