Lê Vĩnh Tương
Tiếp theo Kỳ 1: Lực lượng phòng vệ hải dương Nhật và các trụ cột an ninh biển
Tiếp theo Kỳ 1: Lực lượng phòng vệ hải dương Nhật và các trụ cột an ninh biển
Trong quan sát thời gian gần đây, người quan tâm có thể thấy JMSDF đã có các phối hợp đi kèm với hải quân các nước như Mỹ-Úc-Nhật,[1] Mỹ -Nhật,[2] Mỹ-Nhật-Nga,[3] Mỹ-Nhật-Nam Hàn,[4] và sắp tới đây sẽ là Mỹ-Nhật-Ấn.[5] Như đã phân tích, trụ cột của sức mạnh JSDF (JMSDF, JGSDF, JASDF) là quan hệ với Mỹ, tuy vậy JMSDF luôn phải đóng vai trò quan trọng mới có thể thu hút được các lực lượng hải quân quan hệ hữu hảo.
Quan hệ với Hải quân Trung Quốc thể hiện qua các chuyến viếng thăm của các chiến hạm Trung Quốc đến Tokyo tháng 11/2007[6] và chiến hạm JMSDF đến Trung Quốc thăm thiện chí và nhân đạo.[7]Song Trung Quốc không xao lãng quan tâm đến việc Nhật Bản nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng các lực lượng quân đội bình thường, triển khai đại dương xa, xuyên qua Malacca, đến biển Ả Rập và tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo.
Về phương diện kỹ thuật quân sự, tính đến những năm đầu của thế kỷ 21, JMSDF Nhật Bản vẫn còn ở thế vượt trội so với Hải quân Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc có nhiều đầu đạn hạt nhân hơn, nhưng Nhật Bản đã nhanh tay phát triển được một hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn Theater Missile Defence (TMD) mà người Trung Quốc đã than phiền đây là nguy cơ cho an ninh và ổn định.[10] Vì theo quan điểm Trung Quốc, điều này thúc đẩy chạy đua võ trang và TMD có khả năng hỗ trợ Đài Loan chận đứng mưa tên lửa từ Trung Quốc, và do vậy vi phạm chủ quyền Trung Quốc! Hơn nữa chỉ có Nhật bản với TMD mới có khả năng thách thức sự lên ngôi của Trung Quốc, cổ võ sự tự chủ của các nước nhỏ và hoạt động hòa hợp với các đại cường khác như Mỹ và Ấn, hạn chế Trung Quốc đi vào cực đoan.[11]
Sự cố Trung quốc đưa tàu ngầm vào Guam khi Mỹ Nhật đang tập trận, bị phát hiện và xua đuổi năm 2004, sau đó trên đường về, tàu ngầm này cố tình đi vào vùng biển Nhật Bản cho thấy Trung quốc quan ngại và hành xử lúng túng với liên kết Mỹ Nhật.[12] Nhật Bản với các thắng lợi chiến trường biển trong quá khứ đối với Nga (1905), Trung Quốc (1274, 1281, 1894, 1895 và 1905) và việc bảo vệ kiên quyết Senkaku (Điếu Ngư Đài) kể cả bằng lý luận của hiệp ước Shimonesky[13] tỏ ra không phải là đối tượng dễ ức hiếp.
Cuộc nhậm chức của các Thủ Tướng Nhật với quyết định đến thăm hay không thăm đền Yasu Kuni cũng là tấm gương phản ánh sự tự tôn quốc gia trước Trung Quốc. Trung Quốc cảnh báo Thủ Tướng Nhật Yoshihiko Noda về chủ quyền đảo Điếu Ngư là một cuộc đấu trí ngoại giao và là thuốc thử sức đề kháng của người đứng đầu các lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Cũng ngay sau khi nhậm chức, Thủ Tướng Nhật Yoshihiko Noda- không dễ là nạn nhân của cách ứng xử bề trên- đã bày tỏ lo ngại về việc tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc và thúc giục Bắc Kinh xử sự như "một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế" (14/9/2011).
Các lực lượng JMSDF Nhật, Hải quân Ấn, Úc có các mối giao lưu với Hải quân Mỹ đã làm Trung Quốc cẩn trọng. Tuyên cáo chung Mỹ Nhật 5/2007 về mục tiêu chiến lược chung và về "tiếp tục xây dựng quan hệ với Ấn để thúc đẩy khu vực lợi ích chung và gia tăng hợp tác, trong nhận thức rằng sự phát triển của Ấn là gắn liền với tự do, thịnh vượng và an ninh khu vực"[14] khiến Trung Quốc đã phải sử dụng chiến thuật chia rẽ và làm xói mòn các nỗ lực hợp tác của ba nước này.[15]Cũng trong tháng 5/2007, Trung Quốc đã yêu cầu giải thích tại sao New Delhi, Washington, Tokyo và Canberra đã mở hội nghị tại Manila, Philippinnes.
Trong hành xử sự việc, có những khác biệt ý thức hệ do những nền dân chủ như Ấn Nhật phải cân đối với các tiếng nói đối lập trong nước. Nhật đã phải rút tàu hỗ trợ logistics lẽ ra đã triển khai trong Ấn Độ Dương vào 2001 trong cuộc tập trận OEF-MIO vì nể mặt cánh tả đối lập, vốn viện lẽ Luật giải pháp đặc biệt chống khủng bố (ATSML) là thiếu bảo trợ của Liên Hiệp Quốc (mandate).
Quan hệ ba bên của JSDF và Bắc Hàn, Trung Quốc phản ánh nỗi e sợ sức mạnh kỹ thuật vượt trội của Trung Quốc đối với Nhật Bản. TQ ủng hộ Bắc Hàn sở hữu hạt nhân và tiến thoái, quanh co trong các cuộc họp sáu bên nhằm dùng võ khí hạt nhân Bắc Hàn làm nhân tố triệt tiêu hàng phòng thủ TMD Nhật Bản, cho hai bên cầm chân hay lưỡng bại câu thương và dưỡng sức cho chính TQ, trong kịch bản xảy ra chiến tranh.[16] Chiêu bài đồng minh ý thức hệ, nhất chế lưỡng quốc... là một mối quan hệ sử dụng vùng đệm để Nam và Bắc Hàn cùng không mạnh và làm cho Bắc Hàn thành một lực lượng khó đo lường nhằm răn đe Nhật. Ngoài ra, trục Bắc Kinh Bình Nhưỡng cũng chính là kiến trúc sư cho mạng lưới cung cấp đầu đạn hạt nhân cho Iran, Syria và Pakistan mà Mỹ Nhật khó mà bỏ qua.
Bắc Kinh yêu sách chủ quyền theo cách phi-UNCLOS trong thời gian gần đây đối với Nam Hàn[17], và dung túng cho Bắc Hàn tấn công tàu Cheonan, đảo Yeonpeyong đã làm cho quan hệ Nhật- Nam Hàn ít căng thẳng hơn với tranh chấp Takeshima/Dokdo. Đáng lưu ý là Nam Hàn luôn chạy đua với Nhật trong kinh tế và kỹ thuật, song trước mối đe dọa đến từ phía bắc và cuộc thử hạt nhân lần thứ hai của Bắc Hàn, nước này đã có cuộc tập trận chung PSI chưa có tiền lệ với Nhật vào 13/10/2010. "Chính phủ Nam Hàn cũng nhận thức rằng hợp tác Nhật-Hàn là yếu tố không thể thiếu. Một quan chức Hàn Quốc cho rằng nếu Nam Hàn và Nhật Bản hợp tác với nhau thì có thể đối phó được với cả Bắc Triều Tiên và Trung Quốc."[18]
Quan hệ JMSDF Nhật - Hải quân Mỹ, như đã nêu trên, là quan hệ trụ cột để từ đó có các mối giao lưu tương ứng Nhật- Mỹ- Hàn, Nhật- Mỹ- Úc, Nhật- Mỹ- Nga và gần đây là Nhật- Mỹ-Ấn. Người Nhật vẫn biểu tình chống Mỹ và yêu cầu Mỹ rút khỏi Okinawa khi nào tên lửa Rodong của Bắc Hàn không bay ngang bầu trời Nhật, khi nào tàu Trung Quốc không húc tàu Nhật rồi đón kẻ xâm nhập biển Nhật như anh hùng. Ichiro Ozawa thân Trung hơn Mỹ song vẫn bảo vệ đến cùng chủ quyền biển đảo Nhật trước Trung Quốc. Mối liên quan Nhật Mỹ đối trọng Trung Quốc tại Đông Bắc Á có thể so sánh với quan hệ Israel- Mỹ cân bằng các quốc gia Hồi Giáo tại Trung Đông.
Với Ấn Độ, JMSDF đã có những hợp tác cứu hộ sau tsunami 2004- 2005 cùng các lực lượng hải quân Mỹ Úc trong Chiến dịch Hỗ trợ Đoàn Kết (Operation Unified Assistance). Tại các cuộc tập trận hải chiến như Malabar 07-2, 07-1, 09,11 do Hải quân Ấn Mỹ chủ trì không lúc nào thiếu JMSDF. Tư lệnh JMSDF Yoji Koda cho rằng các cuộc tập trận trong và cận Ấn Độ Dương này đã giúp JMSDF hiểu biết thêm rất nhiều về các phương cách điều binh mà Hải quân Nhật chưa hề có dịp tiếp cận sau 1945.
Trong triết lý phòng thủ ốc Mandala của Ấn Độ có Nhật với vai trò quan trọng vòng ngoài. Phòng thủ hải dương Nhật kỹ thuật cao cũng đã kết nối mạnh mẽ với phòng thủ Ấn, thiên hướng số hóa, và lực lượng Mỹ thiên hướng cơ động cao. Nhật Ấn cũng chia sẻ quan điểm C4ISR tích cực thông qua các cuộc gặp gỡ giữa lực lượng hải quân hai bên.
Ấn Độ công bố việc quấy phá của Trung Quốc khi tàu Ấn Độ đang ở Việt Nam sau hơn 1 tháng sự việc diễn ra (22/7/2011 đến 1/9/2011) có lẽ không phải tình cờ: trước thềm hội nghị Biển Đông cùng với Mỹ do Nhật chủ trì tại Tokyo vào đầu tháng 10/2011. Đây là lần đầu tiên Ấn Độ bước vào hội nghị Ấn Mỹ Nhật sau cuộc tập trận ba bên vào 2007, và là lần đầu tiên Tokyo khai hội cho các lực lượng hải quân khác Mỹ cùng tham dự.
Việc Hải quân Nga đưa Hạm Đội Thái Bình Dương đến để cùng tham gia tập trận với Mỹ và Nhật là một sự kiện đáng ngạc nhiên[19]. Những ân óan hải dương và tranh chấp Tsushima từ 1905 đã tạm gác lại, sau đó các chiến hạm của Nga sẽ đến Guam để cùng tập trận với Hải quân Mỹ- Pacific Eagle 2011. Theo Nikkei, các hoạt động này là nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Còn tiếp......http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/[1] H.S, Hải quân Mỹ, Nhật, Úc tập trận phía nam quần đảo Trường Sa, đọc 18/09/2011: http://www.sgtt.com.vn/Thoi-su/Quoc-te/147521/Hai-quan-My-Nhat-Uc-tap-tran-phia-nam-quan-dao-Truong-Sa.html
[2] Song Minh, Mỹ - Nhật tập trận hải quân rầm rộ trên biển Hoa Đông, đọc 18/09/2011: http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/My-Nhat-tap-tran-hai-quan-ram-ro-tren-bien-Hoa-Dong/28494
[3]TTXVN, Nga tham gia tập trận cùng Nhật và Mỹ: http://www3.vietinfo.eu/tin-the-gioi/nga-tham-gia-tap-tran-cung-nhat-va-my.html
[4] Q.L, Hải quân Hàn Quốc tập trận cùng Mỹ, Nhật, Úc http://bee.net.vn/channel/1987/201010/Hai-quan-Han-Quoc-tap-tran-cung-My-Nhat-uc-1772729/
[5] http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/5502/my--nhat--an-hop-ban-doi-pho-voi-trung-quoc.html
[6] Chinese Naval Warship Arrives in Tokyo For Visit, 10/7/2008: http://news.xinhuanet.com/english/2007-11/28/content_7158181.htm
[7] Feng Zhaokui, Ship Comes Riding High Tide in China-Japan Ties, China Daily, 10/7/2008:
http://www.chinadaily.com.cn/opinion/2008-06/23/content_6788831.htm
[8] Vijay Sakhuja, Japanese Maritime Self Defence Force: Kata and Katana, Strategic Analysis XXIV, No.4m, July 2000.
[9] Vijay Sakhuja, How Far Will The Samurai Swim?, 10/7/2008: http://peaceforum.org.tw/onweb.jsp?pageno=3&webno=3333333711
[10] Missile Defence System 'Could Harm Stability', People's Daily, 6 June 2007
[11] Gregg A Rubinstein, US- Japan Missile Defense Cooperation: Current Status, Future Prospect, 5 July 2008:
http://www.japanconsidered.com/OccasionalPapers/Rubinstein%20USJA%20BMD%20article%20090507.pdf
[12] Bernard D Cole, Beijing Strategy of Sea Denial, China Brief 6, issue 23, 22 Nov 2006.
[13] Hungdah Chiu, An Analysis of The Sino-Japanese Dispute over the T'iaoyutai Islets, Occasional Paper/Reprint series in Contemporary Asian Studies, No 1, 1999 . tr. 16.
[14] Statement of The Security Consulative Committee, Alliance Transformation: Advancing US-Japan Security and Defense Cooperation, 10 June 2008: http://www.mod.go.jp/e/d_policy/dp16.html
[15] Vijay Sakhuja, Asian Maritime Power in the 21 st Century- Institute of South Esat Asian Studies, 2011: "eroding any possible India-US-Japan alliance and to limiot cooperative ventures between India and the United States.." tr. 273
[16] Seongwhun Cheong, Nuclear-Armed North Korea and South Korea Strategic Countermeasures, The Korean Journal of Defense Analysis 16, No 2, Autumn 2008
[17] http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/33755/toi-luot-han-quoc-noi-ve-tham-vong-lanh-tho-cua-tq.html
[18] Sankei, Mỹ là nhân tố không thể thiếu để đảm bảo ổn định ở Đông Á, 19/09/2011: http://nghiencuubiendong.vn/tin-quoc-te-tong-hop/2044-2044
[19] TTXVN, Nga Tham Gia Tập Trận Cùng Nhật Và Mỹ , đọc 15/09/2011: http://www3.vietinfo.eu/tin-the-gioi/nga-tham-gia-tap-tran-cung-nhat-va-my.html