Tài liệu về trận Hải chiến Hoàng Sa do Trung Quốc công bố và được dịch ra tiếng Việt trên một số trang mạng, trong đó có ABS cho thấy, đường đi nước bước của đánh chiếm Hoàng Sa (1974), Trung Quốc tính toán kỹ lưỡng. Mẻ lưới ngư ông đắc lợi tại thời điểm lịch sử được sử dụng triệt để.
Trở lại Thái Bình Dương, quan tâm tự do hàng hải biển Đông, Hoa Kỳ cần có bảo chứng về Hoàng Sa Việt Nam |
Người ta tự vấn rằng, vì sao Nam Việt lúc đó là đồng minh thân cận vẫn bị Hoa Kỳ đứng ngoài nhìn, đội hình của hạm đội 7 gần đó không đếm xỉa đến ngay cả việc điều tàu nhân đạo đi cứu những người chết đuối. Người ta tự hiểu, trên bàn đàm phán Pari vào năm 1973, Henry Kissinger hoàn toàn thua về mặt ngoại giao, và không đường nào khác phải rút quân ở Nam Việt. Đấy là nỗi đau, nếu không muốn nói là sự ô nhục với quân đội Mỹ hai trăm năm thiện chiến.
Xem các bộ phim cao bồi do Hoa Kỳ sản xuất, anh cao bồi dù phóng khoáng mấy, nếu bị động đến, hoặc bị ai đó hạ nhục, cao bồi phải tìm cách đòm cái để rửa nhục. Và người ta tin chắc rằng, Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc nhìn Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm mà không ra tay hỗ trợ đồng minh, là hành động tìm cách rửa nhục. Nhưng hành động này được khoác lên cách giải thích ngoại giao rằng; đã đặt bút ký vào hòa đàm Pari năm 1973; Hoa Kỳ phải rút quân khỏi Việt Nam và không có trách nhiệm gì ở trong khuôn khổ lãnh thổ Việt Nam. Lật giở những trang sử vào thời đoạn đó về các đàm phán ngoại giao sẽ rõ hơn vấn đề này.
Và người Mỹ, thật sự lúc đó thỏa mãn kiểu rửa nhục cao bồi giữa biển Đông của Hoàng Sa Việt Nam. Nói một cách văn vẻ từ phía Trung Quốc là; lợi ích tự thân của Mỹ. Ngày nay trở lại Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đang hỗ trợ các nước khu vực biển Đông. Và lần trở lại này, người Mỹ cần phải nhớ lại món nợ Hoàng Sa của Việt Nam như một bảo chứng cho tiến trình phát triển của Việt Nam và khu vực.
Cũng tại thời điểm đó, người Trung Quốc thừa nhận lực lượng của họ hoàn toàn yếu thế, và vũ khí “thô sơ” hơn rất nhiều so với hải quân Nam Việt được người Mỹ trang bị hiện đại đến chân răng. Nhưng câu hỏi là tại vì sao Nam Việt không giữ được Hoàng Sa? Lịch sử công minh, và sẽ có những lý giải khoa học trong tương lai nay mai. Nhưng chí ít, để mất Hoàng Sa vào năm 1974, Nam Việt hoàn toàn có lỗi với dân tộc, tổ tiên. Dù gì, thì hiện trình lịch sử đất nước Việt Nam, cũng xem Nam Việt là một bộ phận của quá trình lịch sử đó, và trách nhiệm để mất Hoàng Sa là trách nhiệm có thật và các nhà viết sử chắc chắn khi luận về vấn đề này đều nghiêm khắc với chánh phủ Nam Việt lúc đó.
Hạm đội 7 đã đứng ngoài và không đưa thuyền cứu người chết đuối tại sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa 1974 |
Để mất Hoàng Sa, chính phủ Nam Việt lúc đó có lỗi với dân tộc |
Ngôi sao Hạm đội 7 Hoa Kỳ |
USS George Washington đang là ngôi sao của Hạm đội 7 của Mỹ. Hạm đội này bao gồm 60-70 con tàu, 200-300 máy bay và 20.000 thủy thủ và lính. |
Không có gì ngụy biện được việc để mất Hoàng Sa vào thời kỳ đó bằng cách ngây thơ mà mấy chục năm qua, những người lính Nam Việt vẫn thường nói do Trung Quốc quân số đông.
Từng thớ đất, thớ thịt Việt Nam bị mất mát, cho dù dưới triều đại nào, từ xưa đến nay, đều được ghi nhận, và với Hoàng Sa, những người trong chánh phủ Nam Việt thật sự nợ tiền nhân dân tộc và hậu thế một câu trả lời rõ ràng, minh bạch. Bởi giai đoạn đó, Nam Việt quá tham nhũng, quá quan liêu, và cũng quá nuông chiều kiêu binh dẫn đến mất mát Hoàng Sa, ngàn vạn năm sau hậu thế còn ghi.Đọc kỹ bài dịch, nhận thấy, Bắc Việt xuất đi tuyên bố: “cảm ơn chính phủ Trung Quốc đã giúp đỡ họ giải phóng Tây Sa từ tay Nam Việt”. Nhưng người Trung Quốc quá khôn, và thâm sâu, không hồi đáp đến công điện này. Chính công điện cho thấy Bắc Việt lúc đó nhận thấy trách nhiệm về Hoàng Sa cần thu hồi với Việt Nam. Nhưng giã tâm của Trung Quốc muốn độc chiếm từ lâu nên bặt tăm hồi đáp. Ngày nay, chúng ta biết về công điện này như một tài liệu quý, đặng cho các đấu tranh ngoại giao nhân dân và ngoại giao chính phủ.
Chúng ta đã bị Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, và bổn phận dân tộc là lấy lại mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nói trước Quốc Hội vừa qua bằng đòi hỏi chủ quyền Hoàng Sa qua phương pháp ngoại giao.
Nhưng nhìn ở góc độ trở lại khu vực Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, người Mỹ với phong cách cao bồi, thực sự có món nợ với Hoàng Sa Việt Nam cần phải trả. Trả được món nợ này, nó là bảo chứng của niềm tin chiến lược.