Đông A
Vụ tàu hải giám Trung Quốc tấn công tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã khiến truyền thông Việt Nam đập Trung Quốc một cách sôi động khác thường, thậm chí có thể nói hiện tượng như vậy là lần đầu tiên kể từ thời chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ở thập kỷ 80 của thế kỷ trước trở lại đây. Đặc điểm như vậy không thể không dẫn đến câu hỏi điều gì thực sự ở đằng sau sân khấu? Bởi vì ai cũng biết rằng một trong những đặc điểm đặc trưng của nhà nước Việt Nam là truyền thông nằm trong tay nhà nước. Tất nhiên tôi không biết điều gì ở đằng sau sân khấu. Nhưng như thường lệ, tôi tư biện để tìm những điểm nhìn tham chiếu về vấn đề đang xảy ra. Tôi thấy có 3 khả năng:
1. Đây là sách lược phá vỡ chiến lược liên kết song phương của Trung Quốc với từng thành viên ASEAN.
2. Đây là sách lược nhằm đạt được vấn đề gì đó ở Đối thoại Shangri La sắp diễn ra.
3. Đây là vấn đề nhân sự
Ở khả năng thứ nhất có thể thấy gần đây Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Indonesia tuần tra chung trên biển. Nếu Indonesia là quốc gia lân cận với Trung Quốc thì tuần tra chung trên biển không có vấn đề gì, đằng này Indonesia là quốc gia cách rất xa Trung Quốc. Tuần tra chung trên biển như vậy không khác nào là một thỏa thuận của Indonesia đồng ý với lập trường của Trung Quốc về một phần vấn đề của biển Đông, ít nhất là ở khu vực Hoàng Sa và bắc Trường Sa. Làm ầm ĩ vụ tàu hải giám này khiến thỏa thuận của Trung Quốc và Indonesia ở vào thế chông chênh, khó thực thi.
Ở khả năng thứ hai, vụ tàu hải giám diễn ra ngay trước thềm Đối thoại Shangri La. Một vụ phức tạp sẽ thu hút sự chú ý và như vậy nhằm tới một mục đích nào đó. Mục đích nào đó thật khó suy đoán, nhưng biết đâu vài ngày tới chúng ta lại có thể suy đoán thì sao.
Ở khả năng thứ ba, ai là người đang cầm trịch đường lối ngoại giao của Việt Nam. Tất nhiên, Việt Nam là một quốc gia mà lãnh đạo thường mang tính tập thể. Nhưng ở đấy không thể không có những vai trò của cá nhân. Đảng hội Đảng vừa diễn ra dường như cho thấy đã để khuyết vấn đề nhân sự lãnh đạo cho ngành ngoại giao. Điều này cũng cho thấy Đại hội Đảng hoặc chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của ngành ngoại giao, hoặc nhân sự có khúc mắc gì đấy. Nhưng rõ ràng tháng sau đã phải có quyết định chính thức về nhân sự lãnh đạo ngành ngoại giao, và thời điểm này là thời điểm đã có quyết định. Vậy vấn đề ở đây là tân quan, tân chính sách hay Trung Quốc đang gây sức ép về nhân sự, hay ở một tình thế yếu hơn về sức ép là nắn gân tân quan? Tư biện của tôi chỉ đạt tới điểm này, không phân tích sâu hơn được nữa.
Nhưng cũng có thể đặt ra câu hỏi nếu Trung Quốc không gây sự thì Việt Nam đâu có ra kế sách phản ứng được. Thật ra, có thể thấy chuyện cắt cáp đâu phải lần đầu tiên diễn ra, chỉ có trước đây không thấy Việt Nam phản đối mạnh mẽ. Vậy có phải Việt Nam đã chịu tới mức không thể chịu đựng được hơn nữa nên phải bật lại? Thật khó mà biết. Nhưng lại có thể thấy lần này Trung Quốc phản ứng lại cũng mạnh mẽ như chưa từng thấy kể từ thời kỳ chiến tranh biên giới Trung Việt. Trung Quốc leo thang, nhưng Việt Nam lại đang có dấu hiệu xuống thang. Hai hôm nay chưa thấy người phát ngôn của Việt Nam lên tiếng. Hôm nay (2/6) chỉ thấy người phát ngôn của Việt Nam lên tiếng về vụ tàu Trung Quốc bắn ngư dân, chứ không lên tiếng về phát ngôn của Trung Quốc hôm 31/5 về vụ đụng độ tàu này. Nếu người phát ngôn của Việt Nam không lên tiếng nữa về chuyện này thì có thể thấy Việt Nam đã lùi bước. Vớt vát lại có thể là cuộc biểu tình cuối tuần này. Có thể suy đoán Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào nếu cuộc biểu tình sẽ diễn ra. Nếu Trung Quốc phát ngôn yêu cầu Việt Nam đảm bảo an ninh cho người Trung Quốc ở Việt Nam, không kích động tinh thần bài Hoa thì sự vụ đụng độ lần này đến đấy sẽ chấm dứt. Liệu Trung Quốc có tổ chức những cuộc biểu tình đòi xâm chiếm biển Đông không? Tôi nghĩ khả năng này là không, nhưng nếu có thì đấy cũng là một phép thử hay. Liệu Trung Quốc có tạo ra những sự vụ người Hoa kiểu như vụ ga Hàng Cỏ hồi năm 1978 không? Tôi nghĩ là không, bởi vì lật bài như vậy là quá sớm. Vậy tại sao tôi lại nghĩ về một cuộc biểu tình cuối tuần? Tôi thấy có những biểu hiện khác lạ. Cuối tuần trước tôi nghĩ về việc người dân Việt Nam biểu lộ chính kiến (chú ý tôi dùng từ "biểu lộ chính kiến" chứ không phải là "biểu tình") như một đối sách trước tình hình đang diễn ra thì một số người comment ở blog của tôi dường như phản đối, nhưng sang tuần này thì dường như họ đã thay đổi quan điểm. Cuối tuần trước tôi nói về ngoại giao nhân dân, chẳng thấy báo chí nào nói cả, nhưng sang tuần này lại thấy báo chí nói tới. Vụ biểu tình hồi năm 2007 có bao giờ thấy truyền thông Việt Nam đề cập tới đâu mà bây giờ lại thấy đề cập tới. Tôi cho rằng thời điểm biểu tình đã muộn, mất tính đối sách, nhưng bù lại có thể đây là nước gỡ lại thể diện khi xuống thang. Vậy cái thể diện bị mất vì xuống thang và cái đạt được do sách lược như vậy so đo được mất thế nào? Tôi nghĩ về tầm nhìn và phản ứng trong những tình huống xảy ra cấp tập của lãnh đạo Việt Nam. Có thể nói là thường.
1. Đây là sách lược phá vỡ chiến lược liên kết song phương của Trung Quốc với từng thành viên ASEAN.
2. Đây là sách lược nhằm đạt được vấn đề gì đó ở Đối thoại Shangri La sắp diễn ra.
3. Đây là vấn đề nhân sự
Ở khả năng thứ nhất có thể thấy gần đây Trung Quốc đạt được thỏa thuận với Indonesia tuần tra chung trên biển. Nếu Indonesia là quốc gia lân cận với Trung Quốc thì tuần tra chung trên biển không có vấn đề gì, đằng này Indonesia là quốc gia cách rất xa Trung Quốc. Tuần tra chung trên biển như vậy không khác nào là một thỏa thuận của Indonesia đồng ý với lập trường của Trung Quốc về một phần vấn đề của biển Đông, ít nhất là ở khu vực Hoàng Sa và bắc Trường Sa. Làm ầm ĩ vụ tàu hải giám này khiến thỏa thuận của Trung Quốc và Indonesia ở vào thế chông chênh, khó thực thi.
Ở khả năng thứ hai, vụ tàu hải giám diễn ra ngay trước thềm Đối thoại Shangri La. Một vụ phức tạp sẽ thu hút sự chú ý và như vậy nhằm tới một mục đích nào đó. Mục đích nào đó thật khó suy đoán, nhưng biết đâu vài ngày tới chúng ta lại có thể suy đoán thì sao.
Ở khả năng thứ ba, ai là người đang cầm trịch đường lối ngoại giao của Việt Nam. Tất nhiên, Việt Nam là một quốc gia mà lãnh đạo thường mang tính tập thể. Nhưng ở đấy không thể không có những vai trò của cá nhân. Đảng hội Đảng vừa diễn ra dường như cho thấy đã để khuyết vấn đề nhân sự lãnh đạo cho ngành ngoại giao. Điều này cũng cho thấy Đại hội Đảng hoặc chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của ngành ngoại giao, hoặc nhân sự có khúc mắc gì đấy. Nhưng rõ ràng tháng sau đã phải có quyết định chính thức về nhân sự lãnh đạo ngành ngoại giao, và thời điểm này là thời điểm đã có quyết định. Vậy vấn đề ở đây là tân quan, tân chính sách hay Trung Quốc đang gây sức ép về nhân sự, hay ở một tình thế yếu hơn về sức ép là nắn gân tân quan? Tư biện của tôi chỉ đạt tới điểm này, không phân tích sâu hơn được nữa.
Nhưng cũng có thể đặt ra câu hỏi nếu Trung Quốc không gây sự thì Việt Nam đâu có ra kế sách phản ứng được. Thật ra, có thể thấy chuyện cắt cáp đâu phải lần đầu tiên diễn ra, chỉ có trước đây không thấy Việt Nam phản đối mạnh mẽ. Vậy có phải Việt Nam đã chịu tới mức không thể chịu đựng được hơn nữa nên phải bật lại? Thật khó mà biết. Nhưng lại có thể thấy lần này Trung Quốc phản ứng lại cũng mạnh mẽ như chưa từng thấy kể từ thời kỳ chiến tranh biên giới Trung Việt. Trung Quốc leo thang, nhưng Việt Nam lại đang có dấu hiệu xuống thang. Hai hôm nay chưa thấy người phát ngôn của Việt Nam lên tiếng. Hôm nay (2/6) chỉ thấy người phát ngôn của Việt Nam lên tiếng về vụ tàu Trung Quốc bắn ngư dân, chứ không lên tiếng về phát ngôn của Trung Quốc hôm 31/5 về vụ đụng độ tàu này. Nếu người phát ngôn của Việt Nam không lên tiếng nữa về chuyện này thì có thể thấy Việt Nam đã lùi bước. Vớt vát lại có thể là cuộc biểu tình cuối tuần này. Có thể suy đoán Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào nếu cuộc biểu tình sẽ diễn ra. Nếu Trung Quốc phát ngôn yêu cầu Việt Nam đảm bảo an ninh cho người Trung Quốc ở Việt Nam, không kích động tinh thần bài Hoa thì sự vụ đụng độ lần này đến đấy sẽ chấm dứt. Liệu Trung Quốc có tổ chức những cuộc biểu tình đòi xâm chiếm biển Đông không? Tôi nghĩ khả năng này là không, nhưng nếu có thì đấy cũng là một phép thử hay. Liệu Trung Quốc có tạo ra những sự vụ người Hoa kiểu như vụ ga Hàng Cỏ hồi năm 1978 không? Tôi nghĩ là không, bởi vì lật bài như vậy là quá sớm. Vậy tại sao tôi lại nghĩ về một cuộc biểu tình cuối tuần? Tôi thấy có những biểu hiện khác lạ. Cuối tuần trước tôi nghĩ về việc người dân Việt Nam biểu lộ chính kiến (chú ý tôi dùng từ "biểu lộ chính kiến" chứ không phải là "biểu tình") như một đối sách trước tình hình đang diễn ra thì một số người comment ở blog của tôi dường như phản đối, nhưng sang tuần này thì dường như họ đã thay đổi quan điểm. Cuối tuần trước tôi nói về ngoại giao nhân dân, chẳng thấy báo chí nào nói cả, nhưng sang tuần này lại thấy báo chí nói tới. Vụ biểu tình hồi năm 2007 có bao giờ thấy truyền thông Việt Nam đề cập tới đâu mà bây giờ lại thấy đề cập tới. Tôi cho rằng thời điểm biểu tình đã muộn, mất tính đối sách, nhưng bù lại có thể đây là nước gỡ lại thể diện khi xuống thang. Vậy cái thể diện bị mất vì xuống thang và cái đạt được do sách lược như vậy so đo được mất thế nào? Tôi nghĩ về tầm nhìn và phản ứng trong những tình huống xảy ra cấp tập của lãnh đạo Việt Nam. Có thể nói là thường.