Hòa bình và hòa hiếu không thể là sự nhân nhượng yếu hèn mà có được vì chúng ta càng nhân nhượng họ càng lấn tới. Bởi vậy, phải thường trực nuôi dưỡng và phát huy ý chí quật cường bất khuất mà ông cha ta bao đời nuôi dưỡng để biến thành vũ khí mầu nhiệm chống ngoại xâm. Kỷ niệm một trăm năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, chính là lúc đất nước với thế và lực mới càng phải khởi động sức mạnh toàn dân để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ tổ quốc. Đó là cách thiết thực kỷ niệm và học tập bản lĩnh Hồ Chí Minh.
Sóng Biển Đông lay hồn người Việt
Từ buổi ấy, “đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi” để rồi “đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ, sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương” [Chế Lan Viên] , một trăm năm đã trôi qua. Và rồi hôm nay, trong tiếng “sóng quê hương” vỗ triền miên từ mũi Trà Cổ, đến Cà Mâu vòng về Kiên Giang của một đất nước thống nhất, non sông quy vào một mối, liệu Bác đã có thể ngủ yên? Liệu có còn lặp lại nỗi trằn trọc thuở nao của Bác “Một canh, hai canh, lại ba canh. … băn khoăn giấc chẳng thành, canh bốn canh năm vừa chợp mắt… thì đã phải thức giấc vì tiếng sóng từ Biển Đông giội về!
Sóng Biển Đông đang gầm gào thét gọi, lay động những tâm hồn Việt Nam chẳng thể nào ngủ yên khi chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc đang bị xâm phạm một cách ngang ngược.
Ở cạnh một nước láng giềng với mong muốn “tối lửa tắt đèn có nhau”, chúng ta cứ ao ước được “bên ni biên giới là mình, bên kia biên giới cũng tình anh em”. Và trong trái tim nhân dân của hai nước Việt-Trung bao đời, những người dân hiền lành, lương thiện, luôn dành chỗ cho tình hữu nghị anh em từng cưu mang cứu giúp lẫn nhau trong cơn hoạn nạn. Không phải ngẫu nhiên mà căn cứ địa thần thánh của cách mạng và kháng chiến của ta trong thế kỷ XX được xây dựng kề sát biên giới Việt Trung, và những chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã ghi tạc vào lòng sự đùm bọc của bà con người Hoa bên kia biên giới trong những ngày đen tối của xiềng xích thực dân, đế quốc, phát xít. Cũng chính nơi đây, sau 33 năm bôn ba bốn biển năm châu tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã dừng lại tại cột mốc biên giới để xúc động cúi hôn nắm đất quê hương.
Rồi đến hôm nay, đúng một trăm năm ngày Bác ra đi tìm đường, những cột mốc nằm suốt dải biên giới Việt Trung đã được xác định và gia cố vững chắc để khẳng định trên thực địa tính tôn nghiêm của chủ quyền lãnh thổ bất khả xâm phạm của một quốc gia. Thế nhưng cùng với việc thỏa thuận cột mốc biên giới trên bộ, thì “chiếc lưỡi bò” của mộng bành trướng với toan tính lấn chiếm lại thè ra muốn liếm trọn Biển Đông để thỏa cơn khát năng lượng của một cường quốc đang vội vã công nghiệp hóa và hiện đại hóa bằng bất cứ giá nào. Việc làm này rõ ràng đi ngược lại với nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc anh em vốn muốn sống hòa hiếu, muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, đi ngược lại với thiên chí của nhiều nhà lãnh đạo TQ từng có những hành động và ý nguyện thiết thực xây đắp mối quan hệ Việt – Trung thực sự tốt đẹp.
Hiện nay, một “CNXH mang đặc sắc TQ” đang tự phơi bày trước thế giới hình ảnh của một “đại bá”, nhằm thực hiện quá trình tích tụ tư bản để công nghiệp hóa, muốn thế thì phải tìm mọi cách giải quyết nhu cầu năng lượng mà theo các số liệu do Bloomberg tổng hợp, nguồn dự trữ dầu của Trung Quốc đã sụt giảm gần 40% kể từ năm 2001. Trung Quốc đứng đầu bảng về phá hoại môi trường do phát triển “quá nóng”. Để đạt mục tiêu trở thành siêu cường, họ bất chấp những hệ lụy xã hội ngày càng gay gắt. Không phải ngẫu nhiên mà vừa rồi để nhằm trấn an dư luận, tờ Nhân Dân Nhật báo của Trung Quốc đã buộc phải có bài xã luận đề cập đến “những tiếng nói bị nhấn chìm” trong xã hội, ủng hộ quyền ngôn luận, kêu gọi “cứu vớt” những tầng lớp dân chúng cảm thấy bị bỏ rơi, không được lắng nghe và không có cách nào để bày tỏ những nguyện vọng của mình.
Hành động “diễu võ dương oai” gần đây vì thế là mũi tên nhằm hai đích, vừa hù dọa các nước láng giềng vừa làm giảm áp lực nội bộ. Cho nên, cùng với sự kiên quyết giáng trả hành động xâm phạm, phải làm cho nhân dân Trung Quốc biết về những hành động ngang ngược của nhà cầm quyền của họ đối với nước láng giềng Việt Nam. Trong khi cố gắng hàn gắn và củng cố mối quan hệ song phương với Trung Quốc thì đồng thời phải làm cho cộng đồng quốc tế biết về thiện chí của ta và tính hai mặt của Trung Quốc.
Cải thiện hình ảnh Việt Nam trong long bè bạn
Điều quan trọng nhất là trong khi mở ra một mặt trận đối ngoại để tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế, phải ra sức cải thiện hình ảnh Việt Nam trong lòng bè bạn. Để có được cái đó thì xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh làm chỗ dựa vững chắc cho mọi giải pháp cần phải có nhằm bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Việc ngang nhiên cho tàu “hải giám” [thực chất là tàu quân sự] xâm nhập vùng biển của ta để cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh là một bước leo thang nhằm thực hiện ý đồ hiện thực hóa đường lưỡi bò, độc chiếm biển Đông. Cần hiểu rằng, đây chỉ là khúc nhạc dạo đầu để thăm dò thái độ của Việt Nam mà thôi. Và nếu như không có một thái độ thật cứng rắn thì từ khúc nhạc dạo đầu đó, nó sẽ là một bản “hòa tấu” quen thuộc của những lời có cánh hoa mỹ đi liền với những hành động xâm phạm trắng trợn. Đúng như sự nhận định của thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an ngày 31.5.2011 : “Những tuyên bố của ta là đúng lúc, thiết thực nhưng chưa đủ. Chủ quyền quốc gia là tối thượng của một dân tộc, là vĩnh cửu, là trường tồn. Không ai có quyền được mặc cả độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình cả… Phải nói rõ việc làm của Trung Quốc đã vi phạm gì, vi phạm đến đâu sự độc lập của chúng ta, để cho thế giới biết chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc mà là tinh thần tự tôn dân tộc”.
Sức mạnh vô bờ từ lòng yêu nước Việt Nam
Lòng yêu nước gắn làm một với tinh thần tự tôn dân tộc là điểm nhạy cảm nhất trong tâm thế Việt Nam, chạm đúng vào điểm nhạy cảm ấy là một sức mạnh vô bờ được bật dậy “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ” như Bác Hồ đã từng phân tích. Đây chính là lúc phải biết khởi động truyền thống Việt Nam quật cường bất khuất không bao giờ chịu hèn yếu cúi đầu khuất phục cho dù kẻ thù có hung bạo đến đâu. Kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy, chỉ giữ được hòa hiếu nếu chúng ta có đủ thực lực. Khi Nguyễn Trãi để nhằm “sửa hòa hiếu cho hai nước, tắt muôn đời chiến tranh” đã “nghĩ kế lâu dài đất nước, tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh” [Bình Ngô đại cáo]. Mà làm được vậy vì thực lực của cuộc kháng chiến ở thế kỷ XV buổi ấy vốn đã từng “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn; voi uống nước, nước sông phải cạn, Đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông”.[Bình ngô đại cáo]
Cũng vì vậy, đúng một năm trước ngày toàn quốc kháng chiến 19.12.1946, Hồ Chí Minh từng căn dặn : “Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn”. Để có đủ thời gian gây dựng thực lực, Hồ Chí Minh đã từng khai thác bất cứ khả năng nào có thể, cho dù là nhỏ nhất, để nhân nhượng nhằm kéo dài thời kỳ hoà bình mong manh. Thế nhưng, khi buộc phải cầm súng, chúng ta biết cách phải nhằm trúng vào kẻ thù. Đó chính là bản lĩnh của Hồ Chí Minh.
Có được bản lĩnh ấy vì Hồ Chí Minh tin chắc vào sức mạnh của dân tộc mình, biết cách khởi động và đẩy tới đỉnh cao sức mạnh đó bằng đường lối đại đoàn kết dân tộc. Vũ khí vạn năng của “người Việt Nam” là lòng yêu nước và ý chí quật cường lưu truyền trong huyết quản. Chính cái đó là chất xi măng gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng của dân chủ và tự do được nghiêm chỉnh thực hiện. Bởi lẽ, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phục tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”.
Với tấm lòng nhân hậu và trung thực, dân tộc ta vẫn mong sao “Biển sóng biển sóng đừng âm u/ Đừng nuôi trong ấy trái tim thù”, chúng ta khát khao hòa hiếu và hữu nghị với các nước láng giềng.
Tuy nhiên, hòa bình và hòa hiếu không thể là sự nhân nhượng yếu hèn mà có được vì chúng ta càng nhân nhượng họ càng lấn tới. Bởi vậy, phải thường trực nuôi dưỡng và phát huy ý chí quật cường bất khuất mà ông cha ta bao đời nuôi dưỡng để biến thành vũ khí mầu nhiệm chống ngoại xâm. Kỷ niệm một trăm năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, chính là lúc đất nước với thế và lực mới càng phải khởi động sức mạnh toàn dân để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ Tổ quốc. Đó là cách thiết thực kỷ niệm và học tập bản lĩnh Hồ Chí Minh.
Từ buổi ấy, “đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi” để rồi “đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ, sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương” [Chế Lan Viên] , một trăm năm đã trôi qua. Và rồi hôm nay, trong tiếng “sóng quê hương” vỗ triền miên từ mũi Trà Cổ, đến Cà Mâu vòng về Kiên Giang của một đất nước thống nhất, non sông quy vào một mối, liệu Bác đã có thể ngủ yên? Liệu có còn lặp lại nỗi trằn trọc thuở nao của Bác “Một canh, hai canh, lại ba canh. … băn khoăn giấc chẳng thành, canh bốn canh năm vừa chợp mắt… thì đã phải thức giấc vì tiếng sóng từ Biển Đông giội về!
Sóng Biển Đông đang gầm gào thét gọi, lay động những tâm hồn Việt Nam chẳng thể nào ngủ yên khi chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc đang bị xâm phạm một cách ngang ngược.
Ở cạnh một nước láng giềng với mong muốn “tối lửa tắt đèn có nhau”, chúng ta cứ ao ước được “bên ni biên giới là mình, bên kia biên giới cũng tình anh em”. Và trong trái tim nhân dân của hai nước Việt-Trung bao đời, những người dân hiền lành, lương thiện, luôn dành chỗ cho tình hữu nghị anh em từng cưu mang cứu giúp lẫn nhau trong cơn hoạn nạn. Không phải ngẫu nhiên mà căn cứ địa thần thánh của cách mạng và kháng chiến của ta trong thế kỷ XX được xây dựng kề sát biên giới Việt Trung, và những chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã ghi tạc vào lòng sự đùm bọc của bà con người Hoa bên kia biên giới trong những ngày đen tối của xiềng xích thực dân, đế quốc, phát xít. Cũng chính nơi đây, sau 33 năm bôn ba bốn biển năm châu tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã dừng lại tại cột mốc biên giới để xúc động cúi hôn nắm đất quê hương.
Một góc quần đảo Trường Sa |
Hiện nay, một “CNXH mang đặc sắc TQ” đang tự phơi bày trước thế giới hình ảnh của một “đại bá”, nhằm thực hiện quá trình tích tụ tư bản để công nghiệp hóa, muốn thế thì phải tìm mọi cách giải quyết nhu cầu năng lượng mà theo các số liệu do Bloomberg tổng hợp, nguồn dự trữ dầu của Trung Quốc đã sụt giảm gần 40% kể từ năm 2001. Trung Quốc đứng đầu bảng về phá hoại môi trường do phát triển “quá nóng”. Để đạt mục tiêu trở thành siêu cường, họ bất chấp những hệ lụy xã hội ngày càng gay gắt. Không phải ngẫu nhiên mà vừa rồi để nhằm trấn an dư luận, tờ Nhân Dân Nhật báo của Trung Quốc đã buộc phải có bài xã luận đề cập đến “những tiếng nói bị nhấn chìm” trong xã hội, ủng hộ quyền ngôn luận, kêu gọi “cứu vớt” những tầng lớp dân chúng cảm thấy bị bỏ rơi, không được lắng nghe và không có cách nào để bày tỏ những nguyện vọng của mình.
Hành động “diễu võ dương oai” gần đây vì thế là mũi tên nhằm hai đích, vừa hù dọa các nước láng giềng vừa làm giảm áp lực nội bộ. Cho nên, cùng với sự kiên quyết giáng trả hành động xâm phạm, phải làm cho nhân dân Trung Quốc biết về những hành động ngang ngược của nhà cầm quyền của họ đối với nước láng giềng Việt Nam. Trong khi cố gắng hàn gắn và củng cố mối quan hệ song phương với Trung Quốc thì đồng thời phải làm cho cộng đồng quốc tế biết về thiện chí của ta và tính hai mặt của Trung Quốc.
Cải thiện hình ảnh Việt Nam trong long bè bạn
Điều quan trọng nhất là trong khi mở ra một mặt trận đối ngoại để tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ quốc tế, phải ra sức cải thiện hình ảnh Việt Nam trong lòng bè bạn. Để có được cái đó thì xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh làm chỗ dựa vững chắc cho mọi giải pháp cần phải có nhằm bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Việc ngang nhiên cho tàu “hải giám” [thực chất là tàu quân sự] xâm nhập vùng biển của ta để cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh là một bước leo thang nhằm thực hiện ý đồ hiện thực hóa đường lưỡi bò, độc chiếm biển Đông. Cần hiểu rằng, đây chỉ là khúc nhạc dạo đầu để thăm dò thái độ của Việt Nam mà thôi. Và nếu như không có một thái độ thật cứng rắn thì từ khúc nhạc dạo đầu đó, nó sẽ là một bản “hòa tấu” quen thuộc của những lời có cánh hoa mỹ đi liền với những hành động xâm phạm trắng trợn. Đúng như sự nhận định của thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an ngày 31.5.2011 : “Những tuyên bố của ta là đúng lúc, thiết thực nhưng chưa đủ. Chủ quyền quốc gia là tối thượng của một dân tộc, là vĩnh cửu, là trường tồn. Không ai có quyền được mặc cả độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình cả… Phải nói rõ việc làm của Trung Quốc đã vi phạm gì, vi phạm đến đâu sự độc lập của chúng ta, để cho thế giới biết chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc mà là tinh thần tự tôn dân tộc”.
Sức mạnh vô bờ từ lòng yêu nước Việt Nam
Lòng yêu nước gắn làm một với tinh thần tự tôn dân tộc là điểm nhạy cảm nhất trong tâm thế Việt Nam, chạm đúng vào điểm nhạy cảm ấy là một sức mạnh vô bờ được bật dậy “kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ” như Bác Hồ đã từng phân tích. Đây chính là lúc phải biết khởi động truyền thống Việt Nam quật cường bất khuất không bao giờ chịu hèn yếu cúi đầu khuất phục cho dù kẻ thù có hung bạo đến đâu. Kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy, chỉ giữ được hòa hiếu nếu chúng ta có đủ thực lực. Khi Nguyễn Trãi để nhằm “sửa hòa hiếu cho hai nước, tắt muôn đời chiến tranh” đã “nghĩ kế lâu dài đất nước, tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh” [Bình Ngô đại cáo]. Mà làm được vậy vì thực lực của cuộc kháng chiến ở thế kỷ XV buổi ấy vốn đã từng “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn; voi uống nước, nước sông phải cạn, Đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông”.[Bình ngô đại cáo]
Các chiến sĩ Trường Sa. |
Có được bản lĩnh ấy vì Hồ Chí Minh tin chắc vào sức mạnh của dân tộc mình, biết cách khởi động và đẩy tới đỉnh cao sức mạnh đó bằng đường lối đại đoàn kết dân tộc. Vũ khí vạn năng của “người Việt Nam” là lòng yêu nước và ý chí quật cường lưu truyền trong huyết quản. Chính cái đó là chất xi măng gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng của dân chủ và tự do được nghiêm chỉnh thực hiện. Bởi lẽ, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phục tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”.
Với tấm lòng nhân hậu và trung thực, dân tộc ta vẫn mong sao “Biển sóng biển sóng đừng âm u/ Đừng nuôi trong ấy trái tim thù”, chúng ta khát khao hòa hiếu và hữu nghị với các nước láng giềng.
Tuy nhiên, hòa bình và hòa hiếu không thể là sự nhân nhượng yếu hèn mà có được vì chúng ta càng nhân nhượng họ càng lấn tới. Bởi vậy, phải thường trực nuôi dưỡng và phát huy ý chí quật cường bất khuất mà ông cha ta bao đời nuôi dưỡng để biến thành vũ khí mầu nhiệm chống ngoại xâm. Kỷ niệm một trăm năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, chính là lúc đất nước với thế và lực mới càng phải khởi động sức mạnh toàn dân để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ Tổ quốc. Đó là cách thiết thực kỷ niệm và học tập bản lĩnh Hồ Chí Minh.