Trọng Nghĩa
Hôm nay 29/02/2012, chính quyền Manila tuyên bố kiên quyết mở rộng hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông và phớt lờ lời cảnh cáo đến từ Trung Quốc. Philippines cho biết nước này có toàn quyền mời công ty nước ngoài đến thăm dò dầu khí trong vùng biển nằm giữa bờ biển phía tây của mình và Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã xác định như trên vào hôm nay, 29/02/2012, trong một tuyên bố ngắn gọn nhằm bác bỏ lời cáo buộc vừa được Bắc Kinh lập lại, theo đó Manila đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc với kế hoạch cho đấu thầu 15 lô thăm dò dầu khí ngoài khơi Philippines.
Theo Ngoại trưởng Philippines, vùng biển được nước này mở ra cho các nhà đầu tư ngoại quốc hoàn toàn nằm trong khu vực « thuộc chủ quyền » của Manila, dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Tranh cãi đã nổ ra sau khi Philippines xác nhận việc chuẩn bị cấp giấy phép cho các hãng dầu khí nước ngoài vào thăm dò và khai thác dầu khí tại 15 lô ngoài khơi Philippines, trong đó có các lô tại khu vực phía tây bắc tỉnh Palawan, nằm hẳn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của dặm kinh tế của Philippines.
Khi được hỏi về kế hoạch của Philippines, vào hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng khu vực ngoài khơi đó là của Trung Quốc. Theo ông Hồng Lỗi, Bắc Kinh coi là « bất hợp pháp hành động của bất kỳ quốc gia, chính phủ hay công ty nào nhằm khai thác dầu khí trong các vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc mà không được phép của Trung Quốc ».
Qua tuyên bố của mình, như vậy là Ngoại trưởng Philippines đã phản bác lập luận của Bắc Kinh. Quan điểm của Manila cũng được Thứ trưởng Năng lượng Philippines James Layug nhấn mạnh.
Phát biểu với một số nhà báo vào hôm nay, ông James Layug xác nhận là chính quyền Manila đang chuẩn bị cấp giấy phép thăm dò cho 15 lô ngoại khơi, trong đó có ba lô nằm ở Biển Đông. Đối với ông Layug, Trung Quốc không có quyền hợp pháp nào đối với ba khu vực mà họ đòi chủ quyền, vì lẽ các khu này nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, không có nước nào khác tranh chấp ngoại trừ Trung Quốc.
Thứ trưởng Năng lượng Philippines nói rõ là 3 lô khai thác bị Trung Quốc tranh chấp chỉ nằm cách bờ biển Palawan 72 và 80 hải lý, trong khoảng cách với bờ biển Trung Quốc lên đến 575 hải lý.
Ông Layug còn xác định là có đến 36 công ty tham gia cuộc đấu thầu 15 lô thăm dò dầu khí, trong đó các các tập đoàn quốc tế cỡ lớn như Total, Esso,và Mitra.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/
Theo Ngoại trưởng Philippines, vùng biển được nước này mở ra cho các nhà đầu tư ngoại quốc hoàn toàn nằm trong khu vực « thuộc chủ quyền » của Manila, dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Tranh cãi đã nổ ra sau khi Philippines xác nhận việc chuẩn bị cấp giấy phép cho các hãng dầu khí nước ngoài vào thăm dò và khai thác dầu khí tại 15 lô ngoài khơi Philippines, trong đó có các lô tại khu vực phía tây bắc tỉnh Palawan, nằm hẳn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của dặm kinh tế của Philippines.
Khi được hỏi về kế hoạch của Philippines, vào hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng khu vực ngoài khơi đó là của Trung Quốc. Theo ông Hồng Lỗi, Bắc Kinh coi là « bất hợp pháp hành động của bất kỳ quốc gia, chính phủ hay công ty nào nhằm khai thác dầu khí trong các vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc mà không được phép của Trung Quốc ».
Qua tuyên bố của mình, như vậy là Ngoại trưởng Philippines đã phản bác lập luận của Bắc Kinh. Quan điểm của Manila cũng được Thứ trưởng Năng lượng Philippines James Layug nhấn mạnh.
Phát biểu với một số nhà báo vào hôm nay, ông James Layug xác nhận là chính quyền Manila đang chuẩn bị cấp giấy phép thăm dò cho 15 lô ngoại khơi, trong đó có ba lô nằm ở Biển Đông. Đối với ông Layug, Trung Quốc không có quyền hợp pháp nào đối với ba khu vực mà họ đòi chủ quyền, vì lẽ các khu này nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, không có nước nào khác tranh chấp ngoại trừ Trung Quốc.
Thứ trưởng Năng lượng Philippines nói rõ là 3 lô khai thác bị Trung Quốc tranh chấp chỉ nằm cách bờ biển Palawan 72 và 80 hải lý, trong khoảng cách với bờ biển Trung Quốc lên đến 575 hải lý.
Ông Layug còn xác định là có đến 36 công ty tham gia cuộc đấu thầu 15 lô thăm dò dầu khí, trong đó các các tập đoàn quốc tế cỡ lớn như Total, Esso,và Mitra.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/