VietnamDefence - Với sự ra đời của tên lửa đường đạn chống tàu sân bay Đông Phong 21D (DF-21D) của Trung Quốc, sự thống trị của Hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương bị đe dọa nghiêm trọng.
Tên lửa đường đạn tầm trung DF-21C (armscontrolwonk.com) |
Quyết tâm rửa nhục
Kể từ cuộc chiến Vùng Vịnh, quân đội Trung Quốc đã chuyển từ việc nghiên cứu học thuật cách thức đánh bại các tàu sân bay Mỹ trên các biển Hoa Đông và Biển Đông sang mua sắm và chế tạo các vũ khí để biến kế hoạch đó thành một hiện thực chiến lược.
Sau sự kiện TT Mỹ B. Clinton điều 2 cụm tàu sân bay Nimitz và Independence tiến vào eo biển Đài Loan năm 1996 để thị uy, buộc Trung Quốc lùi bước, Trung Quốc càng quyết tâm phát triển các loại vũ khí có thể làm nhụt chí các đô đốc Mỹ, không để tái diễn nỗi nhục này trong tương lai và tiến tới hiện thực hóa tham vọng giành vị thế bá chủ ở tây Thái Bình Dương. Một trong những vũ khí đó là tên lửa đường đạn có thể nhấn chìm tàu sân bay Mỹ từ cự ly 1.700 km DF-21D.
Hiện có rất ít thông tin về tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM) DF-21D (Dong-Feng-21D, hay Đông Phong 21D) hiện rất nghèo nàn. Người ta chỉ biết rằng, nó được chế tạo dựa trên tên lửa đường đạn mặt đất DF-21 (Phương Tây gọi là CSS-5). Biến thể đầu tiên của DF-21 được phát triển từ thập niên 1960 và hoàn thành vào giữa thập niên 1980. Đến nay, quân đội Trung Quốc hiện có khoảng 60-80 tên lửa DF-21 trang bị cho 40-60 bệ phóng cơ động và 7 lữ đoàn tên lửa. Tên lửa có thể sử dụng đầu đạn thông thường và hạt nhân. DF-21 được triển khai ở các vùng biên giới và bao trùm những khu vực rộng lớn.
DF-21D (CSS-5 Mod 4) là tên lửa hai tầng, nhiên liệu rắn, trọng lượng phóng dự đoán là gần 15 tấn, tầm bắn gần 1.700 km (nhiều nguồn khác nói DF-21D có tầm bắn 1.200-2.000 km, thậm chí 2.500-3.000 km).
Tên lửa mang đầu đạn xuyên thông thường, nặng 500 kg và có khả năng sử dụng thông tin chỉ thị mục tiêu từ các nguồn bên ngoài mà chủ yếu là các trạm radar ngoài đường chân trời trên bờ biển, cho phép phát hiện và phân loại các tàu mặt nước cỡ lớn ở cách đường bờ biển đến 3.000 km. DF-21D được cho là có sai số vòng tròn xác suất khoảng 10 m, tức là bảo đảm bắn trúng chắc chắn một mục tiêu như tàu sân bay hạt nhân của Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng, DF-21D dùng để trang bị cho các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động và mang đầu đạn lắp đầu tự dẫn radar hoặc hồng ngoại. Hiện chưa hoàn toàn rõ liệu Trung Quốc có khả năng phát triển một vũ khí như vậy hay không. Nếu không được lắp đầu đạn hạt nhân, thì chỉ có đầu tự dẫn radar và/hoặc hồng ngoại mới cho phép DF-21D mang đầu đạn thông thường tấn công hiệu quả các mục tiêu mặt nước cơ động.
Điều khiến Hải quân Mỹ đặc biệt lo ngại là để sử dụng ASBM, Trung Quốc đã cải tiến một số loại máy bay không người lái và phóng lên quỹ đạo các vệ tinh do thám trang bị các hệ thống quang-điện tử và radar khẩu độ tia tổng hợp để cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu cho tên lửa.
Trung Quốc đã phóng “vệ tinh thăm dò từ xa” thứ ba để tham gia cùng 2 vệ tinh khác đang bay ở các quỹ đạo có độ cao tương tự. Ba vệ tinh nay ở độ cao 600 km trên Thái Bình Dương. Các vệ tinh được trang bị radar khẩu độ tổng hợp, hoặc các camera số và có thể dùng để quan sát các mục tiêu trên biển. Tuy nhiên, Trung Quốc khẳng định, chức năng của các vệ tinh này là thuần túy khoa học. Một radar khẩu độ tổng hợp điển hình có thể tiến hành chụp ảnh với độ phân giải khác nhau. Ở độ phân giải trung bình (độ chính xác 3 m), diện tích chụp ảnh là 40x40 km. Ở độ phân giải thấp (độ chính xác 20 м) diện tích chụp ảnh tăng lên đến 100x100 km. Nhóm 3 vệ tinh Trung Quốc dường như là một hệ thống vệ tinh quân sự quan sát đại dương.
Người ta cho rằng, đây là mắt xích còn thiếu để dẫn đường cho các tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM) của Trung Quốc đến các tàu sân bay Mỹ.
Trung Quốc cũng coi các trạm radar ngoài đường chân trời là phương tiện ưu tiên để cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu cho ASBM. Theo các chuyên gia nước ngoài, từ năm 2001, Trung Quốc đã bắt đầu chế tạo một radar như vậy có khả năng phát hiện và phân loại mục tiêu với độ chính xác cao ở cự ly 800-3.000 km trong sector 60 độ. Trạm phát và trạm thu của radar được bố trí cách nhau khoảng 100 km. Các chuyên gia đã đưa các bức ảnh vệ tinh chụp các khu vực duyên hải Trung Quốc để khẳng định ý kiến của mình. Họ cho rằng, một mẫu chế thử của radar đó đã được xây dựng, thử nghiệm và đến nay đã bị tháo dỡ trong khi việc xây dựng trạm radar ngoài đường chân trời thực sự hoàn chỉnh còn chưa hoàn thành. Một khi radar này được vào hoạt động thì căn cứ vào vị trí của các thành phần của nó, có thể khẳng định, vùng biển giữa Nhật Bản và Philipines sẽ bị đặt vào vòng kiểm soát của Trung Quốc.
Trạm radar trinh sát ngoài đường chân trời thứ hai được bố trí trên bờ biển, cách thành phố Thâm Quyến khoảng 8 km về phía Đông và được chế tạo theo nguyên lý vật lý khác, cho phép bố trí trạm phát và trạm thu chỉ cách nhau 2,65 km.
Đây là những dự đoán dựa trên các bức ảnh vệ tinh phổ biến rộng rãi hiện có này có lẽ là những thông tin duy nhất về 2 hệ thống radar ngoài đường chân trời của Trung Quốc.
Trong vòng gần 5 năm, Trung Quốc tiến hành phát triển hệ thống chỉ thị mục tiêu cho ASBM. Vấn đề này đã được thảo luận trong nhiều thập kỷ, nhưng chỉ có Trung Quốc nỗ lực kết hợp các hệ thống chỉ thị mục tiêu với các ASBM thành một tổ hợp thống nhất. Toàn bộ hệ thống phát hiện và dẫn đường cho tên lửa có thể gồm các vệ tinh, tàu ngầm và máy bay tuần tra làm nhiệm vụ định vị vị trí tương đối của tàu sân bay trước khi phóng ASBM.
Thông tin về tình trạng của ASBM này cũng chưa rõ ràng và nhiều mâu thuẫn. Theo các nguồn tin khác nhau, tên lửa này đã được chế tạo và đang chuẩn bị cho bay thử và các thử nghiệm khác, hoặc vẫn đang ở giai đoạn phát triển cuối cùng.
Hải quân Mỹ thì cho rằng, DF-21D của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn triển khai, mặc dù chưa biết vũ khí này đã được thử nghiệm đầy đủ hay chưa. Còn Lầu Năm góc khẳng định, Trung Quốc thử nghiệm ASBM lần đầu tiên vào năm 2005. Các nguồn thông tin khác thì nói, DF-21D đã gần đến giai đoạn sản xuất loạt nhỏ ban đầu, dự kiến là vào năm 2011 hoặc không lâu sau đó, tuy nhiên chưa chắc tên lửa này được đưa vào trang bị chính thức nếu mẫu chế thử chưa được thử nghiệm trong một thời gian dài.
Sự hồi sinh của một ý tưởng độc đáo
Kể từ cuộc chiến Vùng Vịnh, quân đội Trung Quốc đã chuyển từ việc nghiên cứu học thuật cách thức đánh bại các tàu sân bay Mỹ trên các biển Hoa Đông và Biển Đông sang mua sắm và chế tạo các vũ khí để biến kế hoạch đó thành một hiện thực chiến lược.
Sau sự kiện TT Mỹ B. Clinton điều 2 cụm tàu sân bay Nimitz và Independence tiến vào eo biển Đài Loan năm 1996 để thị uy, buộc Trung Quốc lùi bước, Trung Quốc càng quyết tâm phát triển các loại vũ khí có thể làm nhụt chí các đô đốc Mỹ, không để tái diễn nỗi nhục này trong tương lai và tiến tới hiện thực hóa tham vọng giành vị thế bá chủ ở tây Thái Bình Dương. Một trong những vũ khí đó là tên lửa đường đạn có thể nhấn chìm tàu sân bay Mỹ từ cự ly 1.700 km DF-21D.
Hiện có rất ít thông tin về tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM) DF-21D (Dong-Feng-21D, hay Đông Phong 21D) hiện rất nghèo nàn. Người ta chỉ biết rằng, nó được chế tạo dựa trên tên lửa đường đạn mặt đất DF-21 (Phương Tây gọi là CSS-5). Biến thể đầu tiên của DF-21 được phát triển từ thập niên 1960 và hoàn thành vào giữa thập niên 1980. Đến nay, quân đội Trung Quốc hiện có khoảng 60-80 tên lửa DF-21 trang bị cho 40-60 bệ phóng cơ động và 7 lữ đoàn tên lửa. Tên lửa có thể sử dụng đầu đạn thông thường và hạt nhân. DF-21 được triển khai ở các vùng biên giới và bao trùm những khu vực rộng lớn.
DF-21D (CSS-5 Mod 4) là tên lửa hai tầng, nhiên liệu rắn, trọng lượng phóng dự đoán là gần 15 tấn, tầm bắn gần 1.700 km (nhiều nguồn khác nói DF-21D có tầm bắn 1.200-2.000 km, thậm chí 2.500-3.000 km).
Tên lửa mang đầu đạn xuyên thông thường, nặng 500 kg và có khả năng sử dụng thông tin chỉ thị mục tiêu từ các nguồn bên ngoài mà chủ yếu là các trạm radar ngoài đường chân trời trên bờ biển, cho phép phát hiện và phân loại các tàu mặt nước cỡ lớn ở cách đường bờ biển đến 3.000 km. DF-21D được cho là có sai số vòng tròn xác suất khoảng 10 m, tức là bảo đảm bắn trúng chắc chắn một mục tiêu như tàu sân bay hạt nhân của Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng, DF-21D dùng để trang bị cho các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động và mang đầu đạn lắp đầu tự dẫn radar hoặc hồng ngoại. Hiện chưa hoàn toàn rõ liệu Trung Quốc có khả năng phát triển một vũ khí như vậy hay không. Nếu không được lắp đầu đạn hạt nhân, thì chỉ có đầu tự dẫn radar và/hoặc hồng ngoại mới cho phép DF-21D mang đầu đạn thông thường tấn công hiệu quả các mục tiêu mặt nước cơ động.
Điều khiến Hải quân Mỹ đặc biệt lo ngại là để sử dụng ASBM, Trung Quốc đã cải tiến một số loại máy bay không người lái và phóng lên quỹ đạo các vệ tinh do thám trang bị các hệ thống quang-điện tử và radar khẩu độ tia tổng hợp để cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu cho tên lửa.
Trung Quốc đã phóng “vệ tinh thăm dò từ xa” thứ ba để tham gia cùng 2 vệ tinh khác đang bay ở các quỹ đạo có độ cao tương tự. Ba vệ tinh nay ở độ cao 600 km trên Thái Bình Dương. Các vệ tinh được trang bị radar khẩu độ tổng hợp, hoặc các camera số và có thể dùng để quan sát các mục tiêu trên biển. Tuy nhiên, Trung Quốc khẳng định, chức năng của các vệ tinh này là thuần túy khoa học. Một radar khẩu độ tổng hợp điển hình có thể tiến hành chụp ảnh với độ phân giải khác nhau. Ở độ phân giải trung bình (độ chính xác 3 m), diện tích chụp ảnh là 40x40 km. Ở độ phân giải thấp (độ chính xác 20 м) diện tích chụp ảnh tăng lên đến 100x100 km. Nhóm 3 vệ tinh Trung Quốc dường như là một hệ thống vệ tinh quân sự quan sát đại dương.
Người ta cho rằng, đây là mắt xích còn thiếu để dẫn đường cho các tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM) của Trung Quốc đến các tàu sân bay Mỹ.
Trung Quốc cũng coi các trạm radar ngoài đường chân trời là phương tiện ưu tiên để cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu cho ASBM. Theo các chuyên gia nước ngoài, từ năm 2001, Trung Quốc đã bắt đầu chế tạo một radar như vậy có khả năng phát hiện và phân loại mục tiêu với độ chính xác cao ở cự ly 800-3.000 km trong sector 60 độ. Trạm phát và trạm thu của radar được bố trí cách nhau khoảng 100 km. Các chuyên gia đã đưa các bức ảnh vệ tinh chụp các khu vực duyên hải Trung Quốc để khẳng định ý kiến của mình. Họ cho rằng, một mẫu chế thử của radar đó đã được xây dựng, thử nghiệm và đến nay đã bị tháo dỡ trong khi việc xây dựng trạm radar ngoài đường chân trời thực sự hoàn chỉnh còn chưa hoàn thành. Một khi radar này được vào hoạt động thì căn cứ vào vị trí của các thành phần của nó, có thể khẳng định, vùng biển giữa Nhật Bản và Philipines sẽ bị đặt vào vòng kiểm soát của Trung Quốc.
Trạm radar trinh sát ngoài đường chân trời thứ hai được bố trí trên bờ biển, cách thành phố Thâm Quyến khoảng 8 km về phía Đông và được chế tạo theo nguyên lý vật lý khác, cho phép bố trí trạm phát và trạm thu chỉ cách nhau 2,65 km.
Đây là những dự đoán dựa trên các bức ảnh vệ tinh phổ biến rộng rãi hiện có này có lẽ là những thông tin duy nhất về 2 hệ thống radar ngoài đường chân trời của Trung Quốc.
Trong vòng gần 5 năm, Trung Quốc tiến hành phát triển hệ thống chỉ thị mục tiêu cho ASBM. Vấn đề này đã được thảo luận trong nhiều thập kỷ, nhưng chỉ có Trung Quốc nỗ lực kết hợp các hệ thống chỉ thị mục tiêu với các ASBM thành một tổ hợp thống nhất. Toàn bộ hệ thống phát hiện và dẫn đường cho tên lửa có thể gồm các vệ tinh, tàu ngầm và máy bay tuần tra làm nhiệm vụ định vị vị trí tương đối của tàu sân bay trước khi phóng ASBM.
Thông tin về tình trạng của ASBM này cũng chưa rõ ràng và nhiều mâu thuẫn. Theo các nguồn tin khác nhau, tên lửa này đã được chế tạo và đang chuẩn bị cho bay thử và các thử nghiệm khác, hoặc vẫn đang ở giai đoạn phát triển cuối cùng.
Hải quân Mỹ thì cho rằng, DF-21D của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn triển khai, mặc dù chưa biết vũ khí này đã được thử nghiệm đầy đủ hay chưa. Còn Lầu Năm góc khẳng định, Trung Quốc thử nghiệm ASBM lần đầu tiên vào năm 2005. Các nguồn thông tin khác thì nói, DF-21D đã gần đến giai đoạn sản xuất loạt nhỏ ban đầu, dự kiến là vào năm 2011 hoặc không lâu sau đó, tuy nhiên chưa chắc tên lửa này được đưa vào trang bị chính thức nếu mẫu chế thử chưa được thử nghiệm trong một thời gian dài.
Sự hồi sinh của một ý tưởng độc đáo
Tên lửa đường đạn chống hạm R-27K (National Defense) |
Tuy các nhà phân tích Mỹ và báo chí phương Tây nói DF-21D là ASBM đầu tiên và duy nhất trên thế giới. Nhưng thực ra, đây chỉ là sự sao chép, hồi sinh một ý tưởng đã có từ mấy chục năm trước của Liên Xô. Chính Liên Xô mới là quốc gia đầu tiên phát triển được tên lửa đường đạn dùng để tác chiến chống các tàu mặt nước cỡ lớn và binh đoàn tàu chiến từ những năm 1960-1970. Đó là tên lửa đường đạn R-27K sử dụng cho hệ thống tên lửa D-5 trang bị cho tàu ngầm.
Năm 1962, Liên Xô quyết định chế tạo hệ thống tên lửa vạn năng D-5 để trang bị cho các tàu ngầm nguyên tử lớp Projekt 667А và Projekt 705B/Projekt 687. Ngày 13.3.1968, D-5 với tên lửa R-27 (SS-N-6) đã được đưa vào trang bị cho các tàu ngầm lớp Projekt 667А.
Trong khuôn khổ chương trình này, các công trình sư Liên Xô đã cho ra đời họ tên lửa đường đạn nhiên liệu lỏng 4K10 (R-27) gồm 3 biến thể dùng để tấn công mục tiêu mặt đất và đặc biệt là R-27K lắp đầu tự dẫn radar thụ động, dùng để tiêu diệt các mục tiêu bức xạ cơ động là tàu mặt nước cỡ lớn (đội hình tàu sân bay, đoàn tàu vận tải hay binh đoàn tàu chiến) và các mục tiêu tĩnh trên bờ. Đây loại vũ khí hoàn toàn mới, đi trước thời đại ít nhất 15-20 năm.
Được chế tạo dựa trên R-27, tên lửa đường đạn chống hạm 4K18 R-27K (SS-NX-13) có trọng lượng phóng gần 13,25 tấn, chiều dài 9 m, đường kính 1,5 m (kích thước tương tự R-27) và tầm bắn tối đa 900 km. R-27K được trang bị một đầu đạn hạt nhân mạnh để tiêu diệt tàu sân bay và các tàu hộ tống.
R-27K được cung cấp các thông tin chỉ thị mục tiêu ban đầu từ hệ thống vệ tinh trinh sát biển và chỉ thị mục tiêu Legenda (từ các vệ tinh US-P và US-A) và hệ thống máy bay trinh sát biển Uspekh-U (các máy bay Tu-95RTs và trực thăng Ка-25RTs). Đầu tự dẫn radar thụ động thu tín hiệu radar bức xạ từ các tàu địch. Khi bay tiếp cận mục tiêu, tên lửa được hiệu chỉnh đường bay bằng cách bật 2 lần hệ thống động cơ tầng 2 ở giai đoạn bay ngoài khí quyển và tấn công mục tiêu theo điều khiển của đầu tự dẫn radar thụ động.
Năm 1962, Liên Xô quyết định chế tạo hệ thống tên lửa vạn năng D-5 để trang bị cho các tàu ngầm nguyên tử lớp Projekt 667А và Projekt 705B/Projekt 687. Ngày 13.3.1968, D-5 với tên lửa R-27 (SS-N-6) đã được đưa vào trang bị cho các tàu ngầm lớp Projekt 667А.
Trong khuôn khổ chương trình này, các công trình sư Liên Xô đã cho ra đời họ tên lửa đường đạn nhiên liệu lỏng 4K10 (R-27) gồm 3 biến thể dùng để tấn công mục tiêu mặt đất và đặc biệt là R-27K lắp đầu tự dẫn radar thụ động, dùng để tiêu diệt các mục tiêu bức xạ cơ động là tàu mặt nước cỡ lớn (đội hình tàu sân bay, đoàn tàu vận tải hay binh đoàn tàu chiến) và các mục tiêu tĩnh trên bờ. Đây loại vũ khí hoàn toàn mới, đi trước thời đại ít nhất 15-20 năm.
Được chế tạo dựa trên R-27, tên lửa đường đạn chống hạm 4K18 R-27K (SS-NX-13) có trọng lượng phóng gần 13,25 tấn, chiều dài 9 m, đường kính 1,5 m (kích thước tương tự R-27) và tầm bắn tối đa 900 km. R-27K được trang bị một đầu đạn hạt nhân mạnh để tiêu diệt tàu sân bay và các tàu hộ tống.
R-27K được cung cấp các thông tin chỉ thị mục tiêu ban đầu từ hệ thống vệ tinh trinh sát biển và chỉ thị mục tiêu Legenda (từ các vệ tinh US-P và US-A) và hệ thống máy bay trinh sát biển Uspekh-U (các máy bay Tu-95RTs và trực thăng Ка-25RTs). Đầu tự dẫn radar thụ động thu tín hiệu radar bức xạ từ các tàu địch. Khi bay tiếp cận mục tiêu, tên lửa được hiệu chỉnh đường bay bằng cách bật 2 lần hệ thống động cơ tầng 2 ở giai đoạn bay ngoài khí quyển và tấn công mục tiêu theo điều khiển của đầu tự dẫn radar thụ động.
Tàu ngầm diesel-điện К-102 lớp Projekt 605 đã thực hành phóng R-27К (National Defense) |
Năm 1970-1975 được thử nghiệm với kết quả rất tốt. Năm 1974, Hải quân Liên Xô đưa R-27K vào sử dụng thử trên 1 tàu ngầm. Sau đó, do hạn chế của hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược Xô-Mỹ và chính sách của Liên Xô xây dựng hạm đội đại dương và phát triển tên lửa hành trình chống hạm hiệu quả hơn hoặc do hạn chế kỹ thuật của chính R-27K, chương trình tên lửa đường đạn chống hạm đầu tiên trên thế giới bị đình chỉ. Ý tưởng kỹ thuật chói sáng này đã không được ứng dụng và sau đó bị quên lãng. Liên Xô cũng đình chỉ phát triển loại ASBM tiên tiến hơn là R-33 của hệ thống D-13. Đầu những năm 1980, các kỹ sư Mỹ đã ứng dụng ý tưởng này, nhưng ở trình độ cao hơn ở tên lửa đường đạn tầm trung Pershing II. Và nay là ASBM DF-21D của thế kỷ XXI.
Đe dọa ngôi bá chủ?
ASBM của Trung Quốc với biệt danh “sát thủ tàu sân bay” là một phần trong chiến lược “chống tiếp cận” được thiết kế nhằm ngăn chặn Hải quân Mỹ tới hỗ trợ Đài Loan một khi xảy ra chiến tranh, cũng như ngăn chặn Hải quân Mỹ và các nước trong khu vực tiếp cận và hoạt động tại Biển Đông.
Đe dọa ngôi bá chủ?
ASBM của Trung Quốc với biệt danh “sát thủ tàu sân bay” là một phần trong chiến lược “chống tiếp cận” được thiết kế nhằm ngăn chặn Hải quân Mỹ tới hỗ trợ Đài Loan một khi xảy ra chiến tranh, cũng như ngăn chặn Hải quân Mỹ và các nước trong khu vực tiếp cận và hoạt động tại Biển Đông.
Tên lửa đường đạn tầm trung DF-21C (army-news) |
Nhìn chung, giới quan chức và phân tích quân sự Mỹ đều rất lo ngại trước sự xuất hiện của ASBM Trung Quốc. Từ nhiều năm nay, họ đều cảnh báo DF-21D có khả năng đe dọa trực tiếp, nghiêm trọng các tàu sân bay, các cụm tàu sân bay tiến công Mỹ, vô hiệu hóa công cụ tung sức mạnh chủ chốt của Mỹ, buộc Mỹ phải xem xét lại vai trò của tàu sân bay và chiến thuật sử dụng chúng.
ASBM đe dọa phá vỡ cán cân sức mạnh và thách thức địa vị bá chủ của Hải quân Mỹ ở tây Thái Bình Dương và trên đại dương thế giới nói chung. Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Robert Willard tuyên bố, việc Trung Quốc đưa vào sử dụng DF-21D có thể làm đảo lộn tận gốc bố trí binh lực trên Thái Bình Dương.
Thậm chí, kịch bản Mỹ bị thua trong cuộc chiến tranh trên biển vào năm 2015, khi tàu sân bay hạt nhân George Washington của Mỹ bị một tên lửa DF-21D bất ngờ tấn công, đánh đắm đã được thiếu tá hải quân James Kraska, giảng viên Học viện Hải quân Mỹ, một chuyên gia về an ninh hàng hải nêu ra.
Năm 2010, Viện Project 2049 thông tin, Trung Quốc sẽ xây dựng một căn cứ trang bị DF-21C và có thể cả DF-21D tại Thiều Quan, Quảng Đông ở đông nam Trung Quốc. Việc xây dựng các căn cứ này là một phần của chương trình quy mô hơn của Trung Quốc nhằm đối phó với khả năng Hải quân Mỹ can thiệp khi xảy ra xung đột quân sự với Đài Loan và nhằm khống chế Biển Đông.
ASBM đe dọa phá vỡ cán cân sức mạnh và thách thức địa vị bá chủ của Hải quân Mỹ ở tây Thái Bình Dương và trên đại dương thế giới nói chung. Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Robert Willard tuyên bố, việc Trung Quốc đưa vào sử dụng DF-21D có thể làm đảo lộn tận gốc bố trí binh lực trên Thái Bình Dương.
Thậm chí, kịch bản Mỹ bị thua trong cuộc chiến tranh trên biển vào năm 2015, khi tàu sân bay hạt nhân George Washington của Mỹ bị một tên lửa DF-21D bất ngờ tấn công, đánh đắm đã được thiếu tá hải quân James Kraska, giảng viên Học viện Hải quân Mỹ, một chuyên gia về an ninh hàng hải nêu ra.
Năm 2010, Viện Project 2049 thông tin, Trung Quốc sẽ xây dựng một căn cứ trang bị DF-21C và có thể cả DF-21D tại Thiều Quan, Quảng Đông ở đông nam Trung Quốc. Việc xây dựng các căn cứ này là một phần của chương trình quy mô hơn của Trung Quốc nhằm đối phó với khả năng Hải quân Mỹ can thiệp khi xảy ra xung đột quân sự với Đài Loan và nhằm khống chế Biển Đông.
Tàu sân bay hạt nhân George Washington “nạn nhân” giả định của tên lửa đường đạn chống hạm Trung Quốc vào năm 2015 (National Defense). |
Nhưng nhiều chuyên gia quân sự Mỹ lại nghi ngờ khả năng của Trung Quốc chế tạo ASBM và các công nghệ, phương tiện liên quan hoặc cho rằng, việc phát triển hoàn thiện tên lửa này còn mất nhiều thời gian và chưa chắc thành công. Họ cho rằng, khả năng tiêu diệt tàu sân bay của tên lửa DF-21D còn rất xa vời và nó không thể nào ảnh hưởng đến bố trí binh lực thế giới.
Chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (Nga) Konstantin Makienko thì nhận định, DF-21D quả thực có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh bằng cách xua đuổi khỏi bờ biển Trung Quốc các tàu sân bay Mỹ, vốn là nền tảng sức mạnh toàn cầu của Mỹ. Nhưng tên lửa này có khả năng tác chiến thực sự đến mức nào thì chưa biết vì việc chế tạo một tên lửa đường đạn tấn công mục tiêu di chuyển trên biển như vậy là vấn đề kỹ thuật hóc búa, ngay cả Liên Xô cũng đã phải từ bỏ các dự án chế tạo ASBM.
Tuy vậy, Lầu Năm góc và Hải quân Mỹ vẫn đang ráo riết chuẩn bị, tìm kiếm các biện pháp để ngăn chặn mối đe dọa tiềm tàng từ tên lửa Trung Quốc. Họ đang đẩy mạnh xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu với thành phần quan trọng nhất là các hệ thống chống tên lửa trên tàu chiến (các tàu chiến Aegis trang bị tên lửa chống tên lửa SM-3).
Thực tế, Hải quân Mỹ hiện đã có khả năng đánh chặn ASBM vốn vẫn đang ở giai đoạn phát triển bằng các phương tiện phòng thủ tên lửa hiện có, trong khi sắp tới họ sẽ có các các loại tên lửa chống tên lửa mới. Mỹ đang phát triển SM-3 Block 2B dùng để đánh chặn tên lửa đường đạn có tầm bắn 12.000 km. SM-3 Block 2B sẽ ra đời vào năm 2020 khi mà việc hoàn thiện DF-21D có thể còn chưa hoàn tất.
Mỹ cũng xúc tiến các chương trình vũ khí tấn công nhanh toàn cầu siêu vượt âm, tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa, máy bay không người lái sử dụng trên tàu sân bay và máy bay ném bom mới nhằm nâng cao khả năng tấn công của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương mà chủ yếu là để đối phó với Trung Quốc.
Một số chuyên gia khẳng định, hiện tại và trong tương lai gần, Trung Quốc không thể thách thức Hải quân Mỹ vì nếu không tính vũ khí hạt nhân, tiềm lực hải quân Trung Quốc còn thua kém hạm đội Nhật và tương đương với Hải quân Hàn Quốc.
Hải quân Mỹ hiện có 11 tàu sân bay, 5 trong số đó có mặt ở Thái Bình Dương và năm 2015, Mỹ sẽ hạ thủy tàu sân bay thứ 12 mang tên cựu TT Mỹ Gerald Ford.
Chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (Nga) Konstantin Makienko thì nhận định, DF-21D quả thực có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh bằng cách xua đuổi khỏi bờ biển Trung Quốc các tàu sân bay Mỹ, vốn là nền tảng sức mạnh toàn cầu của Mỹ. Nhưng tên lửa này có khả năng tác chiến thực sự đến mức nào thì chưa biết vì việc chế tạo một tên lửa đường đạn tấn công mục tiêu di chuyển trên biển như vậy là vấn đề kỹ thuật hóc búa, ngay cả Liên Xô cũng đã phải từ bỏ các dự án chế tạo ASBM.
Tuy vậy, Lầu Năm góc và Hải quân Mỹ vẫn đang ráo riết chuẩn bị, tìm kiếm các biện pháp để ngăn chặn mối đe dọa tiềm tàng từ tên lửa Trung Quốc. Họ đang đẩy mạnh xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu với thành phần quan trọng nhất là các hệ thống chống tên lửa trên tàu chiến (các tàu chiến Aegis trang bị tên lửa chống tên lửa SM-3).
Thực tế, Hải quân Mỹ hiện đã có khả năng đánh chặn ASBM vốn vẫn đang ở giai đoạn phát triển bằng các phương tiện phòng thủ tên lửa hiện có, trong khi sắp tới họ sẽ có các các loại tên lửa chống tên lửa mới. Mỹ đang phát triển SM-3 Block 2B dùng để đánh chặn tên lửa đường đạn có tầm bắn 12.000 km. SM-3 Block 2B sẽ ra đời vào năm 2020 khi mà việc hoàn thiện DF-21D có thể còn chưa hoàn tất.
Mỹ cũng xúc tiến các chương trình vũ khí tấn công nhanh toàn cầu siêu vượt âm, tên lửa chống hạm siêu âm tầm xa, máy bay không người lái sử dụng trên tàu sân bay và máy bay ném bom mới nhằm nâng cao khả năng tấn công của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương mà chủ yếu là để đối phó với Trung Quốc.
Một số chuyên gia khẳng định, hiện tại và trong tương lai gần, Trung Quốc không thể thách thức Hải quân Mỹ vì nếu không tính vũ khí hạt nhân, tiềm lực hải quân Trung Quốc còn thua kém hạm đội Nhật và tương đương với Hải quân Hàn Quốc.
Hải quân Mỹ hiện có 11 tàu sân bay, 5 trong số đó có mặt ở Thái Bình Dương và năm 2015, Mỹ sẽ hạ thủy tàu sân bay thứ 12 mang tên cựu TT Mỹ Gerald Ford.