VietnamDefence - Theo dự báo của chuyên gia quân sự Nga Konstantin Makienko, trong tương lai Việt Nam có thể mua 24-36 máy bay tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50.
Bảng 2: Quy mô nền kinh tế và các dự án tiêm kích thế hệ 5
Sự kiện chính của công nghiệp hàng không Nga năm 2010 là việc bắt đầu bay thử nghiệm mẫu chế thử tiêm kích thế hệ 5. Tuy nhiên, thành tựu kỹ thuật tuyệt vời này của các công trình sư, kỹ sư và công nhân Nga bản thân nó không bảo đảm sự thành công của chương trình.
Bộ Quốc phòng Nga đã công bố ý định mua khoảng 50-70 tiêm kích thế hệ 5 trong giai đoạn đến năm 2020. Có lẽ, trong tương lai, số lượng này sẽ tăng lên và con số 150 hay thậm chí 200 chiếc. Nhưng việc mua sắm một số lượng tương đối ít Т-50 không lý giải thỏa đáng cho những khoản đầu tư hàng tỷ của nhà nước và công ty sản xuất vào công tác nghiên cứu phát triển, hiện đại hóa công nghệ và chuẩn bị sản xuất loạt máy bay này. Và vấn đề ở đây không chỉ là ở quan điểm của giới quân sự, vốn ưa thích các giải pháp rẻ tối đa.
Hạn chế cơ bản đối với việc mua sắm cho quân đội Nga là quy mô khiêm tốn của nền kinh tế Nga. Vì thế, yếu tố có tầm cực kỳ quan trọng để phát triển dự án là tìm kiếm một đối tác quốc tế, có đối tác đó sẽ cho phép chia xẻ gánh nặng tài chính của việc phát triển máy bay và tăng khối lượng hợp đồng chắc chắn. Ngoài ra, việc xúc tiến xuất khẩu máy bay T-50 cũng có tầm quan trọng lớn.
Ấn Độ
Yếu tố đảm bảo không thể đảo ngược chương trình Т-50 là việc Ấn Độ, đối tác kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng chiến lược của Nga tham gia chương trình. Ngày 21.12.2010, trong chuyến thăm Ấn Độ của TT Nga Dmitri Medvedev, hai bên đã ký hợp đồng trị giá 295 triệu USD để thiết kế phác thảo biến thể máy bay tiêm kích thế hệ 5 dành cho Ấn Độ. Sự kiện này có thể coi là dấu hiệu chính thức về sự tham gia dự án của Ấn Độ. Ý nghĩa của nó có thể thậm chí còn lớn hơn chuyến bay ra mắt vào tháng 1.2010 của T-50. Nếu ngày 29.1 là bằng chứng thuyết phục về sự chín muồi về kỹ thuật của chương trình thì ngày 21.12 bảo đảm tương lai thương mại và công nghiệp của nó.
Tồn tại sự phụ thuộc giữa sức mạnh kinh tế của một nước và khả năng của quốc gia đó thực hiện một dự án tiêm kích thế hệ 5. Hiện nay, đang thực hiện các chương trình này có Mỹ với GDP 14,3 ngàn tỷ USD, Trung Quốc (8 ngàn tỷ USD), Nhật Bản (4,4 ngàn tỷ USD) và Nga (2,3 ngàn tỷ USD). Ngoài ra, Hàn Quốc cũng tuyên bố tiến hành dự án chế tạo tiêm kích thế hệ 5, hơn nữa còn có tin Indonesia cũng tham gia chương trình của Hàn Quốc. Tổng GDP của hai nước này là 2,3-2,4 ngàn tỷ USD.
Điều rất đáng chú ý là Pháp (GDP 2,1 ngàn tỷ USD) và Thụy Điển (300 tỷ USD), những nước có các trường phái chế tạo máy bay mạnh và độc đáo, cũng như các tiêm kích thế hệ 4 tuyệt vời lại từ bỏ tham vọng chế tạo máy bay thế hệ 5, điều sẽ dẫn tới việc hai đấu thủ này rời khỏi thị trường trong 15-120 năm tới. Dĩ nhiên, điều đó được lý giải một phần ở việc không có nguy cơ quân sự-chính trị, nhưng nguyên nhân chủ yếu việc từ bỏ tham vọng chế tạo máy bay thế hệ 5 là những hạn chế về tài chính và kinh tế. Nói một cách thẳng thắn thì quy mô nền kinh tế hai nước này không đủ lớn để thực hiện những dự án tốn kém đến thế.
Bộ Quốc phòng Nga đã công bố ý định mua khoảng 50-70 tiêm kích thế hệ 5 trong giai đoạn đến năm 2020. Có lẽ, trong tương lai, số lượng này sẽ tăng lên và con số 150 hay thậm chí 200 chiếc. Nhưng việc mua sắm một số lượng tương đối ít Т-50 không lý giải thỏa đáng cho những khoản đầu tư hàng tỷ của nhà nước và công ty sản xuất vào công tác nghiên cứu phát triển, hiện đại hóa công nghệ và chuẩn bị sản xuất loạt máy bay này. Và vấn đề ở đây không chỉ là ở quan điểm của giới quân sự, vốn ưa thích các giải pháp rẻ tối đa.
Hạn chế cơ bản đối với việc mua sắm cho quân đội Nga là quy mô khiêm tốn của nền kinh tế Nga. Vì thế, yếu tố có tầm cực kỳ quan trọng để phát triển dự án là tìm kiếm một đối tác quốc tế, có đối tác đó sẽ cho phép chia xẻ gánh nặng tài chính của việc phát triển máy bay và tăng khối lượng hợp đồng chắc chắn. Ngoài ra, việc xúc tiến xuất khẩu máy bay T-50 cũng có tầm quan trọng lớn.
Ấn Độ
Yếu tố đảm bảo không thể đảo ngược chương trình Т-50 là việc Ấn Độ, đối tác kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng chiến lược của Nga tham gia chương trình. Ngày 21.12.2010, trong chuyến thăm Ấn Độ của TT Nga Dmitri Medvedev, hai bên đã ký hợp đồng trị giá 295 triệu USD để thiết kế phác thảo biến thể máy bay tiêm kích thế hệ 5 dành cho Ấn Độ. Sự kiện này có thể coi là dấu hiệu chính thức về sự tham gia dự án của Ấn Độ. Ý nghĩa của nó có thể thậm chí còn lớn hơn chuyến bay ra mắt vào tháng 1.2010 của T-50. Nếu ngày 29.1 là bằng chứng thuyết phục về sự chín muồi về kỹ thuật của chương trình thì ngày 21.12 bảo đảm tương lai thương mại và công nghiệp của nó.
Tồn tại sự phụ thuộc giữa sức mạnh kinh tế của một nước và khả năng của quốc gia đó thực hiện một dự án tiêm kích thế hệ 5. Hiện nay, đang thực hiện các chương trình này có Mỹ với GDP 14,3 ngàn tỷ USD, Trung Quốc (8 ngàn tỷ USD), Nhật Bản (4,4 ngàn tỷ USD) và Nga (2,3 ngàn tỷ USD). Ngoài ra, Hàn Quốc cũng tuyên bố tiến hành dự án chế tạo tiêm kích thế hệ 5, hơn nữa còn có tin Indonesia cũng tham gia chương trình của Hàn Quốc. Tổng GDP của hai nước này là 2,3-2,4 ngàn tỷ USD.
Điều rất đáng chú ý là Pháp (GDP 2,1 ngàn tỷ USD) và Thụy Điển (300 tỷ USD), những nước có các trường phái chế tạo máy bay mạnh và độc đáo, cũng như các tiêm kích thế hệ 4 tuyệt vời lại từ bỏ tham vọng chế tạo máy bay thế hệ 5, điều sẽ dẫn tới việc hai đấu thủ này rời khỏi thị trường trong 15-120 năm tới. Dĩ nhiên, điều đó được lý giải một phần ở việc không có nguy cơ quân sự-chính trị, nhưng nguyên nhân chủ yếu việc từ bỏ tham vọng chế tạo máy bay thế hệ 5 là những hạn chế về tài chính và kinh tế. Nói một cách thẳng thắn thì quy mô nền kinh tế hai nước này không đủ lớn để thực hiện những dự án tốn kém đến thế.
Bảng 1: Số lượng tiêm kích Т-50/FGFA mà các nước tham gia chương trình có thể mua sắm
Quốc gia | Số lượng tối thiểu | Trong suốt quá trình sản xuất loạt |
Nga | 50-70 | 200 |
Ấn Độ | 300 | 400-450 |
Tổng cộng | 350-370 | 600-650 |
Bảng 2: Quy mô nền kinh tế và các dự án tiêm kích thế hệ 5
Quốc gia/nhóm quốc gia | GDP tính theo sức mua, ngàn tỷ USD, năm 2009 | Dự án tiêm kích thế hệ 4 | Dự án tiêm kích thế hệ 5 |
Mỹ | 14,3 | Có | F-22, F-35 |
Trung Quốc | Gần 8 | Có | J-20 |
Nhật Bản | 4,4 | Sản xuất theo giấy phép | + |
Ấn Độ | 3,4-3,6 | Sản xuất theo giấy phép | FGFA |
Nga | 2,2-2,3 | Có | Т-50 |
Pháp | 2,1 | Có | - |
Hàn Quốc | 1,4 | Không | + |
Indonesia | 0,9-1,0 | Không | Hợp tác với Hàn Quốc |
Thụy Điển | 0,3 | Có | - |
Vị thế chính trị-quân sự của Nga đòi hỏi phải có hệ thống máy bay chiến đấu thế hệ 5 của mình. Cần lưu ý là ở Viễn Đông, Nga tiếp giáp với các nước có yêu sách lãnh thổ chính thức (Nhật Bản) hay tiềm ẩn (Trung Quốc) đối với Nga, hơn nữa cả Trung Quốc và Nhật Bản chắc chắn sẽ có tiêm kích thế hệ 5, có thể cả loại hạng nặng. Ở hướng Tây và Nam, một số nước như Ba Lan hay Gruzia đang thi hành chính sách đối ngoại bài Nga, hoàn toàn có thể sẽ được Mỹ cung cấp tiêm kích thế hệ 5 F-35.
Tuy nhiên trong khi có những đòi hỏi bắt buộc về quân sự rõ ràng để chế tạo Т-50, quy mô GDP của Nga lại đang ở ngưỡng thấp nhất cần thiết được xác định để làm việc đó. Quy mô nền kinh tế Nga xét về sức mua hầu như bằng GDP của Pháp, nước vốn gặp rất nhiều khó khăn khi mua sắm ngay cả tiêm kích thế hệ 4 và hơn nữa là không đặt ra nhiệm vụ chế tạo máy bay thế hệ 5. Điều đó thực tế có nghĩa là đơn thương độc mã Nga chắc chắn có khả năng phát triển tiêm kích thế hệ 5, song chưa chắc có thể mua sắm một số lượng đáng kể máy bay này.
Trong khi đó, tổng GDP của Nga và Ấn Độ là gần 6 ngàn tỷ USD và trên nền tảng kinh tế đó thì việc thực hiện dự án chẳng còn khiến ai phải nghi ngờ. Tham vọng quân sự của Ấn Độ tăng thậm chí nhanh hơn khả năng kinh tế và tài chính của họ. Ngay đánh giá bảo thủ nhất về nhu cầu tiêm kích thế hệ 5 của Không quân Ấn Độ cũng là 300 chiếc. Nhưng chắc chắn, số lượng mua sắm thực tế sẽ vượt đáng kể con số này. Xét tới nhu cầu duy trì ưu thế đối với không quân Pakistan và tạo lập sự cân bằng dù là tối thiểu với không quân Trung Quốc, cũng như việc mua sắm biến thể trên hạm của tiêm kích thế hệ 5 FGFA, tổng số các máy bay này trong Không quân và Hải quân Ấn Độ trong suốt vòng đời của chương trình sẽ lên tới 400-450 chiếc.
Các yếu tố thị trường cơ bản
Т-50/FGFA sẽ được đưa ra thị trường không sớm hơn năm 2018-2020. Điều đó có nghĩa là mọi dự báo về triển vọng xuất khẩu máy bay này sang các nước thứ ba, ngoài Nga và Ấn Độ chắc chắn sẽ không chính xác do không thể tiên lượng thế giới lúc đó sẽ ra sao. Nhưng ngay hôm nay đã hoàn toàn có thể nêu ra những yếu tố then chốt quyết định tiềm năng xuất khẩu Т-50/FGFA.
Những yếu tố quan trọng nhất trong số đó sẽ là:
• giá cả của máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Nga-Ấn Độ;
• tiến triển của dự án tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc;
• tiến triển của các hệ thống máy bay không người lái;
• các yếu tố cơ bản đối với thị trường vũ khí nói chung, như mức độ xung đột và trạng thái của nền kinh tế thế giới.
Giá cả của máy bay tiêm kích sẽ quyết định khả năng của các nước tương đối nhỏ mua sắm các máy bay này. Hiện nay, dự kiến theo thời giá năm 2010, đơn giá của Т-50 sẽ là 80-100 triệu USD. Trong trường hợp này, máy bay tiêm kích sẽ vừa túi tiền của tất cả các khách hàng hiện nay mua Su-30, sẽ có ưu thế về giá so với F-35 của Mỹ và vẫn có khả năng cạnh tranh đối với máy bay giả định của Trung Quốc. Điều có ý nghĩa nguyên tắc là phải kiểm soát sự tăng giá không tránh khỏi, đây rõ ràng là sẽ là một trong những thách thức chính đối với các nhà thiết kế máy bay. Xét tới yếu tố trang thiết bị điện tử, cụ thể là hệ thống vô tuyến điện tử đa năng tích hợp, sẽ chiếm phần lớn giá cả của máy bay, nên một trong những phương cách giảm giá có thể là chào bán ra thị trường một biến thể tiêm kích với hệ thống avionics giản lược. Ví dụ như một biến thể với một radar ở mũi, không có các anten lưới ở sườn và cánh.
Khối lượng xuất khẩu Т-50 cũng sẽ phụ thuộc vào tiến độ chế tạo tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc. Máy bay của Trung Quốc có khả năng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh thậm chí nguy hiểm hơn là F-35 của Mỹ. Vũ khí Nga chủ yếu đang bán cho các nước có đường lối đối ngoại và quốc phòng độc lập, những nước thường thích mua vũ khí trang bị không phải của Mỹ. Chừng nào Trung Quốc không có các máy bay đáng nể chào bán thì trên thị trường các quốc gia đó, Nga sẽ vẫn có thế gần như độc quyền hoặc chỉ cạnh tranh với châu Âu. Điều dễ hiểu là sự xuất hiện của máy bay thế hệ 5 của Trung Quốc sẽ dẫn tới sự cạnh tranh trực tiếp, thẳng thừng giữa Т-50 và máy bay tương lai của Trung Quốc.
Cuối cùng, quy mô thị trường sẽ được quy định bởi những xu hướng công nghệ mới mà việc phát triển chúng có thể sẽ làm mất vai trò của máy bay chiến đấu có người lái. Hiện nay, rủi ro chủ yếu kiểu này là sự tiến bộ trong lĩnh vực các hệ thống máy bay tiến công không người lái. Hy vọng là đến năm 2020, yếu tố này sẽ không kịp gây ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường tiêm kích có người lái.
Những khách hàng mua sắm Т-50 nhiều khả năng nhất là các nước sở hữu các tiêm kích hạng nặng Su-27/30 của Nga (hiển nhiên là loại trừ Trung Quốc). Nhưng một tin xấu là khi thay thế Su-30, các nước đó sẽ mua Т-50 chắc chắn không phải với tỷ lệ 1 đổi 1 mà may lắm là 1 đổi 1,5.
Các thị trường triển vọng nhất là các nước Đông Nam Á, những quốc gia mà vì lý do chính trị sẽ không thể xem xét mua sắm máy bay Trung Quốc. Trước hết đó là Việt Nam, cũng như Malaysia và Indonesia. Ngoài ra, trên thị trường Malaysia vẫn có khả năng có cạnh tranh với Mỹ, còn Indonesia ngoài khả năng mua sắm máy bay Mỹ còn có kế hoạch tham gia dự án tiêm kích thế hệ 5 của Hàn Quốc. Bất chấp những rủi ro đó, xác suất mua máy bay Nga-Ấn của cả hai nước này vẫn rất cao.
Với độ chắc chắn cao, có thể dự đoán rằng, cả Algeria cũng sẽ trung thành với máy bay Nga. Liên quan đến một khách hàng truyền thống của vũ khí Liên Xô là Libya thì có sự bất định liên quan đến triển vọng định hướng chính trị không rõ ràng của nước này. Do rủi ro cao về thay đổi chế độ chính trị và hủy bỏ dự án cách mạng Bolivar của TT đương nhiệm Hugo Chavez của Venezuela, cũng rất khó dự báo các đơn đặt hàng của nước này sau năm 2020. Trong trường hợp duy trì chính phủ cánh tả ở nước này, Nga sẽ đụng đầu với công nghiệp hàng không Trung Quốc vốn đã giành nhiều thắng lợi ở đây. Cuối cùng, có thể hy vọng rằng, thị trường tự nhiên đối với máy bay Nga sẽ là một số nước cộng hòa hậu Xô-viết, trước hết là Kazakhstan và Belarus.
Các thị trường tiềm năng của Nga như iran và Sirya nhiều khả năng sẽ bị Trung Quốc chi phối. Đáng tiếc là ban lãnh đạo chính trị Nga sau khi hủy bỏ các hợp đồng bán tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-E cho Sirya và hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 cho Iran lại đang tích cực tiếp tay cho kịch bản đó.
Mặt khác, có thể có những thị trường hôm nay xem ra không thể sẽ mở ra cho Nga sau 10-20 năm nữa. Thái Lan từng suýt nữa mua Su-30. Sau 20-30 năm nữa, tiềm lực kinh tế khổng lồ đang ngủ yên của Myanmar có thể sẽ thức dậy. Đối với Argentina thì việc mua sắm Т-50 sẽ là giải pháp đối phó phi đối xứng tuyệt vời đối với kế hoạch của Brazil mua sắm 36 và trong tương lai là 120 chiếc Rafale của Pháp. Có thể phỏng đoán mãi như thế. Hiện nay, có một điều rõ ràng là liên minh Nga-Ấn nhất định sẽ là một trong 3 đối thủ trên thị trường máy bay tiêm kích thế hệ 5 của thế giới. Điều đó có nghĩa là Nga bảo đảm được vị thế cường quốc công nghiệp hàng không thế giới trong suốt nửa cuối thế kỷ XXI.
Bảng 3: Dự báo xuất khẩu tiêm kích thế hệ 5
Tuy nhiên trong khi có những đòi hỏi bắt buộc về quân sự rõ ràng để chế tạo Т-50, quy mô GDP của Nga lại đang ở ngưỡng thấp nhất cần thiết được xác định để làm việc đó. Quy mô nền kinh tế Nga xét về sức mua hầu như bằng GDP của Pháp, nước vốn gặp rất nhiều khó khăn khi mua sắm ngay cả tiêm kích thế hệ 4 và hơn nữa là không đặt ra nhiệm vụ chế tạo máy bay thế hệ 5. Điều đó thực tế có nghĩa là đơn thương độc mã Nga chắc chắn có khả năng phát triển tiêm kích thế hệ 5, song chưa chắc có thể mua sắm một số lượng đáng kể máy bay này.
Trong khi đó, tổng GDP của Nga và Ấn Độ là gần 6 ngàn tỷ USD và trên nền tảng kinh tế đó thì việc thực hiện dự án chẳng còn khiến ai phải nghi ngờ. Tham vọng quân sự của Ấn Độ tăng thậm chí nhanh hơn khả năng kinh tế và tài chính của họ. Ngay đánh giá bảo thủ nhất về nhu cầu tiêm kích thế hệ 5 của Không quân Ấn Độ cũng là 300 chiếc. Nhưng chắc chắn, số lượng mua sắm thực tế sẽ vượt đáng kể con số này. Xét tới nhu cầu duy trì ưu thế đối với không quân Pakistan và tạo lập sự cân bằng dù là tối thiểu với không quân Trung Quốc, cũng như việc mua sắm biến thể trên hạm của tiêm kích thế hệ 5 FGFA, tổng số các máy bay này trong Không quân và Hải quân Ấn Độ trong suốt vòng đời của chương trình sẽ lên tới 400-450 chiếc.
Các yếu tố thị trường cơ bản
Т-50/FGFA sẽ được đưa ra thị trường không sớm hơn năm 2018-2020. Điều đó có nghĩa là mọi dự báo về triển vọng xuất khẩu máy bay này sang các nước thứ ba, ngoài Nga và Ấn Độ chắc chắn sẽ không chính xác do không thể tiên lượng thế giới lúc đó sẽ ra sao. Nhưng ngay hôm nay đã hoàn toàn có thể nêu ra những yếu tố then chốt quyết định tiềm năng xuất khẩu Т-50/FGFA.
Những yếu tố quan trọng nhất trong số đó sẽ là:
• giá cả của máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Nga-Ấn Độ;
• tiến triển của dự án tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc;
• tiến triển của các hệ thống máy bay không người lái;
• các yếu tố cơ bản đối với thị trường vũ khí nói chung, như mức độ xung đột và trạng thái của nền kinh tế thế giới.
Giá cả của máy bay tiêm kích sẽ quyết định khả năng của các nước tương đối nhỏ mua sắm các máy bay này. Hiện nay, dự kiến theo thời giá năm 2010, đơn giá của Т-50 sẽ là 80-100 triệu USD. Trong trường hợp này, máy bay tiêm kích sẽ vừa túi tiền của tất cả các khách hàng hiện nay mua Su-30, sẽ có ưu thế về giá so với F-35 của Mỹ và vẫn có khả năng cạnh tranh đối với máy bay giả định của Trung Quốc. Điều có ý nghĩa nguyên tắc là phải kiểm soát sự tăng giá không tránh khỏi, đây rõ ràng là sẽ là một trong những thách thức chính đối với các nhà thiết kế máy bay. Xét tới yếu tố trang thiết bị điện tử, cụ thể là hệ thống vô tuyến điện tử đa năng tích hợp, sẽ chiếm phần lớn giá cả của máy bay, nên một trong những phương cách giảm giá có thể là chào bán ra thị trường một biến thể tiêm kích với hệ thống avionics giản lược. Ví dụ như một biến thể với một radar ở mũi, không có các anten lưới ở sườn và cánh.
Khối lượng xuất khẩu Т-50 cũng sẽ phụ thuộc vào tiến độ chế tạo tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc. Máy bay của Trung Quốc có khả năng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh thậm chí nguy hiểm hơn là F-35 của Mỹ. Vũ khí Nga chủ yếu đang bán cho các nước có đường lối đối ngoại và quốc phòng độc lập, những nước thường thích mua vũ khí trang bị không phải của Mỹ. Chừng nào Trung Quốc không có các máy bay đáng nể chào bán thì trên thị trường các quốc gia đó, Nga sẽ vẫn có thế gần như độc quyền hoặc chỉ cạnh tranh với châu Âu. Điều dễ hiểu là sự xuất hiện của máy bay thế hệ 5 của Trung Quốc sẽ dẫn tới sự cạnh tranh trực tiếp, thẳng thừng giữa Т-50 và máy bay tương lai của Trung Quốc.
Cuối cùng, quy mô thị trường sẽ được quy định bởi những xu hướng công nghệ mới mà việc phát triển chúng có thể sẽ làm mất vai trò của máy bay chiến đấu có người lái. Hiện nay, rủi ro chủ yếu kiểu này là sự tiến bộ trong lĩnh vực các hệ thống máy bay tiến công không người lái. Hy vọng là đến năm 2020, yếu tố này sẽ không kịp gây ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường tiêm kích có người lái.
Những khách hàng mua sắm Т-50 nhiều khả năng nhất là các nước sở hữu các tiêm kích hạng nặng Su-27/30 của Nga (hiển nhiên là loại trừ Trung Quốc). Nhưng một tin xấu là khi thay thế Su-30, các nước đó sẽ mua Т-50 chắc chắn không phải với tỷ lệ 1 đổi 1 mà may lắm là 1 đổi 1,5.
Các thị trường triển vọng nhất là các nước Đông Nam Á, những quốc gia mà vì lý do chính trị sẽ không thể xem xét mua sắm máy bay Trung Quốc. Trước hết đó là Việt Nam, cũng như Malaysia và Indonesia. Ngoài ra, trên thị trường Malaysia vẫn có khả năng có cạnh tranh với Mỹ, còn Indonesia ngoài khả năng mua sắm máy bay Mỹ còn có kế hoạch tham gia dự án tiêm kích thế hệ 5 của Hàn Quốc. Bất chấp những rủi ro đó, xác suất mua máy bay Nga-Ấn của cả hai nước này vẫn rất cao.
Với độ chắc chắn cao, có thể dự đoán rằng, cả Algeria cũng sẽ trung thành với máy bay Nga. Liên quan đến một khách hàng truyền thống của vũ khí Liên Xô là Libya thì có sự bất định liên quan đến triển vọng định hướng chính trị không rõ ràng của nước này. Do rủi ro cao về thay đổi chế độ chính trị và hủy bỏ dự án cách mạng Bolivar của TT đương nhiệm Hugo Chavez của Venezuela, cũng rất khó dự báo các đơn đặt hàng của nước này sau năm 2020. Trong trường hợp duy trì chính phủ cánh tả ở nước này, Nga sẽ đụng đầu với công nghiệp hàng không Trung Quốc vốn đã giành nhiều thắng lợi ở đây. Cuối cùng, có thể hy vọng rằng, thị trường tự nhiên đối với máy bay Nga sẽ là một số nước cộng hòa hậu Xô-viết, trước hết là Kazakhstan và Belarus.
Các thị trường tiềm năng của Nga như iran và Sirya nhiều khả năng sẽ bị Trung Quốc chi phối. Đáng tiếc là ban lãnh đạo chính trị Nga sau khi hủy bỏ các hợp đồng bán tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-E cho Sirya và hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 cho Iran lại đang tích cực tiếp tay cho kịch bản đó.
Mặt khác, có thể có những thị trường hôm nay xem ra không thể sẽ mở ra cho Nga sau 10-20 năm nữa. Thái Lan từng suýt nữa mua Su-30. Sau 20-30 năm nữa, tiềm lực kinh tế khổng lồ đang ngủ yên của Myanmar có thể sẽ thức dậy. Đối với Argentina thì việc mua sắm Т-50 sẽ là giải pháp đối phó phi đối xứng tuyệt vời đối với kế hoạch của Brazil mua sắm 36 và trong tương lai là 120 chiếc Rafale của Pháp. Có thể phỏng đoán mãi như thế. Hiện nay, có một điều rõ ràng là liên minh Nga-Ấn nhất định sẽ là một trong 3 đối thủ trên thị trường máy bay tiêm kích thế hệ 5 của thế giới. Điều đó có nghĩa là Nga bảo đảm được vị thế cường quốc công nghiệp hàng không thế giới trong suốt nửa cuối thế kỷ XXI.
Bảng 3: Dự báo xuất khẩu tiêm kích thế hệ 5
Quốc gia | Các hợp đồng mua tiêm kích thế hệ 4 của Nga | Những rủi ro và cạnh tranh với Т-50 | Động lực mua sắm Т-50 | Hợp đồng tiềm năng mua Т-50 | Xác xuất mua |
Nhóm xác suất cao và trung bình | |||||
Việt Nam | 24 Su-30МК2 và 12 Su-27SK/UBK | Quân đội Việt Nam không muốn mua sắm, sự cạnh tranh từ phía Su-35 | Mối đe dọa quân sự từ phía Trung Quốc, tiềm lực kinh tế tăng nhanh | 24-36 chiếc | Cao |
Algeria | 44 Su-30MKI (А) | Lập trường thân phương tây của ban lãnh đạo chính trị-quân sự Algeria, giới tinh hoa quân sự thân Nga của nước này bị thay thế dần của, sự cạnh tranh của Trung Quốc | Tham vọng khu vực, cạnh tranh chính trị-quân sự với Maroc | 24-36 chiếc | Cao |
Malaysia | 18 MiG-29N, 18 Su-30МКМ | Sự cạnh tranh từ phía F-35 và có thể cả từ phía Su-30 Super 30 | Loại khỏi trang bị các máy bay MiG-29N và F-18D | 12 chiếc | Cao |
Indonesia | 16 Su-27Sk/SKM/Su-30MKK/МК2 | Hợp tác với Hàn Quốc thực hiện dự án tiêm kích thế hệ 5, sự cạnh tranh từ phía F-35 của Mỹ | Định hướng mua sắm tiêm kích hạng nặng của Nga | 12 chiếc | Trung bình |
Kazakhstan | Dự đoán có đến 38 chiếc Su-27 theo nguyên tắc hàng đổi hàng | Mất thể chế nhà nước do cuộc xâm lược của Taliban từ Afghanistan | Mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc | 24 chiếc | Trung bình |
Libya | Dự kiến hợp đồng đặt mua12 Su-35 | Định hướng chính trị bất định của nước này | Có nguồn lực, tham vọng khu vực | 12 chiếc | Trung bình |
Tổng cộng | 182 | 108-132 | |||
Nhóm xác suất thấp | |||||
Venezuela | 24 Su-30МК2 | Sự thay đổi chế độ chính trị, dự án chính trị Bolivar bị hủy bỏ, cạnh tranh với tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc | Truyền thống hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga | 18 chiếc | Thấp |
Iran | - | Chuyển hướng hợp tác kỹ thuật quân sự sang Trung Quốc, thay đổi chế độ chính trị | Tham vọng khu vực | 18-24 chiếc | Thấp |
Sirya | 24 MiG-29М2 | Áp lực của Mỹ và Israel đối với Nga, thiếu nguồn lực tài chính, cạnh tranh với cá sản phẩm chào hàng của Trung Quốc, sự sụp đổ của chế độ do người Alawit lãnh đạo dưới áp lực của đa số Sunnite | Muốn có tiềm lực răn đe tối thiểu đối với Israel | 24 chiếc | Trung bình |
Tổng cộng | 48 | 60-66 | |||
Nhóm tiềm ẩn khả năng đột biến bất ngờ | |||||
Mua sắm tiêm kích thế hệ 4 của Nga | Lý do cản trở | Lý do hậu thuẫn | |||
Thái Lan | Thương vụ không thành bán 6 Su-30MKI | Định hướng thân phương Tây của nước này, không có truyền thống hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga | Đã có một lần suýt thành công! | ||
Myanmar | 32 MiG-29 B/SE/UB | Nguồn lực hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực thấp, sự thay đổi chế độ quân sự | Tiềm lực kinh tế to lớn chưa được phát huy, sự phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự mạnh mẽ với Nga, tinh thần dân tộc cao | ||
Argentina | - | Không có truyền thống hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga, mức độ quân sự hóa thấp | Cần có sự cân bằng tối thiểu với Brazil, sự nhức nhối do mất quần đảo Falklands (Malvinas) | ||
Brazil | - | Hướng đến thực hiện dự án lớn mua sắm và sản xuất theo giấy phép máy bay Rafale | Rafale sẽ ra sao vào năm 2035? | ||
Pháp, Đức, Italia | Không có nhu cầu đối với máy bay thế hệ 5. Mua sắm vũ khí Nga phá vỡ những khuôn mẫu lâu đời. | Không có các dự án chế tạo máy bay thế hệ 5 của riêng mình. Hiện không có nhu cầu về quân sự, song không ai biết thế giới sẽ ra sao vào năm 2035 và liệu vào lúc đó có xuất hiện nhu cầu đó hay không. | |||
Thổ Nhĩ Kỳ | Hướng vào kỹ thuật quân sự của phương Tây | Địn hướng vào kỹ thuật quân sự của phương Tây có thể thay đổi khi dự án chính thể kiêu Kemal phá sản và thay đổi chế độ chính trị. |
- Nguồn: Konstantin Makienko // Aviaindustria, N1.2011, P2, 18.5.11.