Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Philippines ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang làm đối trọng với Trung Quốc.

Thanh Phương

Trong một bài phỏng vấn đăng trên tờ Financial Times số ra ngày hôm nay, 10/10/2012, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố là Manila ủng hộ một nước Nhật Bản được tái vũ trang để làm đối trọng với một nước Trung Quốc ngày càng hùng mạnh. Cụ thể, ông del Rosario ủng hộ việc Nhật Bản, quốc gia từng chiếm đóng Philippines, từ bỏ bản Hiến pháp hòa bình để trở thành một thế lực quân sự thật sự.  


Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (Reuters)
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (Reuters)

GÂY CHIẾN TRANH, TRUNG QUỐC COI CHỪNG HẾT VỐN

Lê Ngọc Thống
 Bất kỳ một cuộc chiến tranh như thế nào, mức độ ra sao, thời gian bao lâu và với ai, mà Trung Quốc gây ra, dù thắng hay hòa, thì sụp đổ ở chính quốc chỉ là vấn đề thời gian.
Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang bằng tất cả vũ khí trang bị có trong tay để tiêu diệt đối phương, đồng thời, kết hợp với đấu tranh chính trị, kinh tế, ngoại giao, nhằm dành thắng lợi cuối cùng, áp đặt ý chí chí chính trị của mình lên đối thủ.
Chính vì thế, cuộc chiến tranh dù thắng, hay bại, hòa hay sa lầy, sẽ có tác động rất lớn, trực tiếp, đến chính trị, kinh tế và ngoại giao của cả hai phía.

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

BƯỚC ĐI CUỐI CÙNG THÔN TÍNH BIỂN ĐÔNG NGUY HIỂM CỦA TRUNG QUỐC

Lê Ngọc Thống

Nếu như trò xảo trá in bản đồ có “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu của Trung Quốc là một tuyên bố ngang ngược, hiếu chiến, “coi biển Đông bằng ao” của nhà cầm quyền Trung Quốc trước thế giới thì hành động tiếp theo của Trung Quốc mới đây là để thực thi tuyên bố đó.

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

TUYÊN BỐ CỦA HỒ NGỌC NHUẬN

Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Thành phố Hồ chí Minh

1/ Trước hành động ngày càng ngang ngược của nhà cầm quyền Bắc Kinh, ngày càng leo thang khiêu khích và phá hoại đất nước chúng ta trên tất cả các mặt, thì người Việt Nam nào còn chút hơi tàn đều phải tỏ thái độ ít nhất là phản đối bọn chúng.
2/ Tôi kêu gọi lãnh đạo Đảng, chánh quyền Thành phố, các đại biểu gọi là của nhân dân, Quốc Hội, Hội Đồng, Mặt Trận Tổ Quốc các cấp hãy đứng về phía nhân dân, cùng họp mết tinh với nhân dân để biểu thị sự đồng tâm nhất trí của nhân dân và chánh quyền Việt Nam, không chấp nhận dã tâm bành trướng của bọn cầm quyền Bắc Kinh, muốn bằng mọi cách thôn tính nước ta.
3/ Nếu Chánh quyền Thành Phố, Chánh quyền Việt Nam có cùng quyết tâm và tiếng nói với nhân dân thành phố, với nhân dân Việt Nam thì phải ủng hộ tiếng nói của nhân dân, phải cùng đứng chung với nhân dân, chớ không nên cản trở.
4/ Nhân dân ta có sự thật, có lẽ phải thì ta phải được nói, ta phải có quyền nói. Và nói mãi.
Không ai được bụm miệng chúng ta. Đất nước Việt Nam là của người Việt Nam. Biển đảo Việt Nam là của dân Việt Nam. Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam. Đó là sự thật, đó là di sản ngàn đời do ông cha chúng ta để lại. Không liên tục nói lên sự thật nầy, và để cho bọn bành trướng Bắc Kinh liên tục khua môi múa mỏ nói láo trước thiên hạ về những điều chúng không có, về những gì chúng cướp giựt của chúng ta … là đắc tội với tổ tiên, là đắc tội với các thế hệ mai sau.
5/ Người Việt Nam yêu nước luôn đông hơn “kẻ xấu” và ngày càng đông hơn bao giờ hết trước âm mưu thôn tính nước ta của bọn cầm quyền Bắc Kinh. Ta không nên núp dưới chiêu bài “sợ kẻ xấu lợi dụng” để ngồi yên nhìn đất nước mất dần về tay bọn bành trướng Bắc Kinh. Kẻ xấu ngày nay chính là kẻ đã và đang muốn bụm miệng nhân dân Việt Nam, và bụm miệng cả chánh quyền Việt Nam. Kẻ xấu ngày nay chính là nhà cầm quyền bành trướng Bắc Kinh.
6/ Cá nhân tôi và nhiều người Việt Nam như tôi một ngày gần đây sẽ có tiếng nói với đại diện nhà cầm quyền Bắc Kinh tại Việt Nam và tại Thành phố Hồ chí Minh. Trước mắt, tôi yêu cầu ông Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Thành phố Hồ chí Minh hãy đến trực diện với nhân dân thành phố tại cuộc mết tinh để trực tiếp nghe và báo cáo phản kháng của chúng tôi đến chánh quyền của họ ở Bắc Kinh.

Thành phố Hồ chí Minh ngày 08-12-2012

Hồ Ngọc Nhuận
Địa chỉ 199/57B đường Lê Quang Định, Phường 7 Quận Bình Thạnh, TP Hồ chí Minh.


Trần Hưng Đạo : Tinh hoa quân sự Việt Nam

 
Lịch sử Việt Nam là một chuỗi dài những cuộc chiến chống ngoại xâm. Về mặt số lượng và trang bị vũ khí, quân đội Việt Nam chưa bao giờ ở trong thế “cân sức” với kẻ thù xâm lược. Ấy thế mà, kẻ thù luôn thất bại, độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia Việt Nam luôn được giữ vững. Một tấm gương tiêu biểu : Trần Hưng Đạo hồi thế kỉ 13 đã ba lần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Aung San Suu Kyi nhận giải Công dân toàn cầu

Tú Anh
 
Hôm qua 21/09/2012 là ngày bà Aung San Suu Kyi thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc và nhận giải thưởng cao quý vinh danh công lao của những anh hùng, tranh đấu cho tự do dân chủ của quê hương mình. Trong buổi dạ tiệc tại New York, bà Aung San Suu Kyi đã nhận giải Global Citizen Award, Công dân Toàn cầu 2012.

Bà Aung San Suu Kyi trong lễ trao giải "Công dân toàn cầu" (REUTERS)
Bà Aung San Suu Kyi trong lễ trao giải "Công dân toàn cầu" (REUTERS)

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

VN không thể thoát gọng kìm TQ?

2012-08-20
Hiện nay, ngày càng dồn dập những lời báo động rằng lượng hàng TQ “đổ bộ” ào ạt vào VN, tràn ngập đồ “made in China”, “từ hàng cao cấp đến hàng kém chất lượng bán với giá bèo”..., khiến các doanh nghiệp trong nước “đuối sức cạnh tranh…”.
AFP photo
Hàng gốm sứ Trung Quốc tại một cửa hàng tại Hà Nội, ảnh minh họa.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

MƯU BẨN?

Hơn tuần nay dư luận ầm ĩ chuyện “đệ tử” của thầy Thích Tâm Mẫn cư xử côn đồ với những người đi đường trong thời gian thầy thực hiện tâm nguyện nhất bộ nhất bái từ thành phố Hồ Chí Minh ra đến Yên tử, nơi phát nguồn trường phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Người Tây Tạng bái lạy trong lúc đi hành hương

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Nghĩ về hai chữ “ngu trung”

Hạ Đình Nguyên
 
Như đã thấy qua lịch sử, khi quốc gia suy thoái và bị ngoại xâm, hàng ngũ quan lại, là những người lãnh đạo đất nước, đều có dao động và biến động về lập trường tư tưởng, tựu trung theo hai xu thế : chiến hay hòa ? là chống giặc hay xuôi tay theo giặc ?.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Hội nghị Thành Đô – Mở đầu một giai đoạn bất bình thường mới trong quan hệ Việt – Trung

Bao giờ quan hệ Việt – Trung mới được bình thường hóa một cách thực sự?
Chắc có người sẽ ngạc nhiên trước câu hỏi này vì cho rằng quan hệ Việt – Trung đã được bình thường hóa vào năm 1990 với Hội nghị Thành Đô lịch sử. (*)

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990

Nguyễn Trung


          Trong lịch sử ngoại giao Việt Nam kể từ sau khi đất nước đã hoàn thành sự nghiệp độc lập thống nhất ngày 30-04-1975 cho đến hôm nay, sự kiện hội nghị bí mật Thành Đô tháng 9-1990 giữa hai đoàn đại biểu cấp cao hai nước Việt – Trung để bình thường hóa quan hệ là một thất bại nhục nhã của nước ta, bẻ ghi con đường phát triển của nước ta dẫn đến tình hình đất nước như hôm nay: Một lần nữa Trung Quốc lại trở thành mối uy hiếp trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và con đường phát triển của nước ta. 
         

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

BỐN MƯƠI NGÀY, BA BƯỚC GÂY HẤN VÀ BA BƯỚC LÙI

Đào Tiến Thi
Kể từ vụ Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam lần đầu tiên  trong năm nay (2012) – vụ Trung Quốc mời thầu 9 lô dầu khí trên thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam (23-6) cho đến vụ đang diễn ra bây giờ – vụ 23.000 tàu cá Trung Quốc đang tiến ra vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, ta thấy nhà nước ta phản ứng ra sao?

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

’Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta’

Suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam luôn bị các thế lực phương Bắc dòm ngó xâm lược. Tuy nhiên, chưa bao giờ người phương Bắc có thể đồng hóa được dân tộc ta, chưa bao giờ xâm phạm được một tấc đất Đại Việt. Cũng bởi tổ tiên luôn cảnh giác cao độ với tinh thần độc lập, tự chủ phi thường.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Ẩn số Đài Loan trong tranh chấp Biển Đông

Lâu nay khi bàn về vấn đề tranh chấp biển đảo tại Biển Đông người ta ít tính đến nhân tố Đài Loan; riêng Việt Nam còn có xu hướng xếp Đài Loan về phía Trung Quốc. Nhưng thực ra câu chuyện không hoàn toàn đơn giản như vậy; vai trò của Đài Loan vẫn còn là một ẩn số cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để có đối sách thích hợp trong từng tình huống và thời kỳ.

Sự phá sản của đường lối đối ngoại đặt ý thức hệ trên chủ quyền đất nước

Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao)Chuẩn bị của Việt Nam trước hết phải là chuẩn bị của Đại đoàn kết dân tộc Việt NamKhông có tiếng thét của các bô lão tại điện Diên Hồng, nhà Trần có làm nên 3 chiến thắng quân Nguyên-Mông không? Cũng bởi không có lòng dân theo, mà nhà Hồ đã chịu mất nước...
*

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

Phải chăng Việt-Trung đang ở vào tình thế “đêm trước của một cuộc chiến tranh”?!

Nguyễn Hữu Quý

Cả thế giới đều biết tình hình Biển Đông thời gian vừa qua hết sức nóng bỏng, nhưng có lẽ nóng bỏng hơn cả là những gì hiện đang tích tụ trong tâm tư hàng triệu con dân nước Việt. Bởi nếu nhìn cho tinh một chút, toàn bộ những quậy phá ghê tởm của Đế quốc Trung Cộng đều đang nhằm chĩa mũi dùi chủ yếu vào các quần đảo và lãnh hải Việt Nam với một thái độ trịch thượng mà chúng không cần giấu giếm. Sự căng thẳng trong nhiều ngày ở bãi cạn Scarborough của Philippines rất có thể chỉ là màn dạo đầu và là đòn "đánh dứ" nhằm lạc hướng dư luận mà thôi; hơn nữa đối diện với liên minh quân sự Phi - Mỹ, con sói Đại Hán dù có đói mồi đến mấy cũng phải biết gờm, không thể dại đột làm liều.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Chủ quyền biển đảo, điều kiện cần và đủ

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức *
“Bối cảnh quốc tế hiện nay cho thấy, đã đến lúc và không thể muộn hơn phải đẩy mạnh chiến lược truyền thông quốc gia và quốc tế một cách bài bản để toàn thế giới biết sự thật, từ đó tìm được sự quan tâm ủng hộ của những người có lương tri. Song song đó là việc giao nhiệm vụ cho các trường đại học, các học giả, các bộ ngành có trách nhiệm mang những thông tin này chuyển ra thế giới qua các kênh thông tin khác nhau. Và hơn hết, cần công bố cho toàn dân biết một cách tường tận và khoa học về Biển Đông”. Luận điểm rắn chắc trên của TS Nguyễn Minh Hoà, ẩn dưới tựa đề bài viết nhè  nhẹ của SGTT “Trông người mà ngẫm tới ta“ đã khích lệ bao người đọc đang khắc khoải trước nguy cơ tồn vong của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc, lo lắng đứng ngồi không yên bởi hiện tại đã bị mất chủ quyền một phần, phần còn lại luôn bị đe doạ tranh chấp, tương lai càng không có gì bảo đảm chắc chắn, nếu một khi đã quá muộn.

Khi Trung Quốc nói đến cải tổ, nỗi sợ bất trắc tăng lên

New York Times
17-7-12
 
Michael Wines 
Tháng 10 vừa qua, một nhóm nhân vật “nặng ký” tụ họp ở một đại yến trong toà nhà chọc trời cao nhất Bắc Kinh.  Con của người kế nhiệm Mao Trạch Đông[1] có mặt ở đó, cũng như con gái của vị chỉ huy quân sự thứ hai trong gần 3 thập kỷ, cùng với người chị một cha khác mẹ với chủ tịch sắp đến[2] của Trung Quốc.
Chương Lập Phàm (Zhang Lifan), một người có mặt hôm ấy, thuật lại: “ Bạn chỉ cần nhìn vào số lượng những xe ôtô xịn và biển số số thấp”

Quan hệ Việt - Trung không có lớn hay nhỏ

Hạ Đình Nguyên
Viết từ TP Sài Gòn

Thời báo Hoàn Cầu của Bắc Kinh đã trắng trợn đe dọa: “Việt Nam sẽ đau đớn nếu thân Mỹ”.
Trả lời: sẽ đau đớn gấp triệu lần nếu thân Trung Quốc.
Báo Hoàn Cầu còn đưa ra tối hậu thư : “Con đường thực tế duy nhất của Việt Nam là hợp tác với Trung Quốc để hạn chế sự xoay trục của Mỹ về châu Á.

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Phát hiện tấm bản đồ cổ của Trung Quốc chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc lãnh thổ Trung Quốc

(NguoiViet.de) Tiến sỹ Mai Hồng nguyên là Trưởng phòng Tư liệu thư viện của Viện Hán Nôm, hiện ông đang là Giám đốc trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam. Hơn 30 năm gắn bó với công tác lưu trữ, Tiến sỹ Mai Hồng đã sưu tập được rất nhiều tư liệu quý và có giá trị lịch sử cũng như giá trị thực tiễn cao. Trong số này, ông đặc biệt chú ý tới một bức bản đồ cổ có tên gọi “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có xuất xứ từ Trung Quốc…
Xem hình
“Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) xuất bản tại Thượng Hải năm 1905

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

NGUYỄN THẾ CỎ BẢN KỶ

Nguyễn Thế Cỏ quê ở phủ Quế Võ, xứ Kinh Bắc. Nghe nói khi sinh cổ cuốn chặt ba vòng cuộn thước dây. Có kẻ bốc phệ cầm phướn đi qua nghe sự lạ mới đòi vào nói rằng: đứa bé này là một ngôi địa sát rớt trần, tướng này phú quý không để đâu cho hết có thể làm đến thái thú, thượng thư. Có điều kiếp trước trót làm thân Sở Khanh chơi bùng rồi quất ngựa truy phong kiếp này khó tránh khỏi thị phi. Người nhà sợ lắm mới hỏi vì sao ngõ hầu làm lễ giải. Ông thầy nói cơ trời khó lộ, tay chỉ chỉ xuống đất rồi đi mất. Chỉ thấy chỗ đó:
Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá diếc le te lách giữa dòng.

QUÂN LỆNH VÀ CÁCH MẠNG

K.s Nguyễn Văn Thạnh
 Cách mạng là việc chung nhưng điều gì liên kết mọi người làm một khối để thực hiện khi mà từng người ai cũng có toan tính riêng tư. Giải pháp nào cho một đám đông thờ ơ với vận mệnh đất nước, dân tộc? Giải pháp nào để đất nước chuyển mình trong hòa bình, tránh cảnh binh đao?

Không còn là “tàu lạ”

Biết rõ mười mươi, thế mà vì "tế nhị”, báo chí cứ phải nói trại đi là "tàu lạ”. Bọn "lạ” này không như kiểu "hải tặc Somaly”, mà khoác áo ngư phủ, được trang bị vũ khí hiện đại để hoạt động trên biển, theo một kịch bản tổng thể đã được soạn sẵn nhằm thực hiện từng bước có bài bản tham vọng bành trướng.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

DIỄU VÕ DƯƠNG OAI Ở BIỂN ĐÔNG ĐỂ “ CHỐNG LƯNG” CHO NHÓM LỢI ÍCH THÂN TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM CHĂNG ?

Phúc Lộc Thọ.

Sau sự cố gây sự ở Biển Đông với Phillipines không nên cơm cháo gì, mượn cớ bão, Trung Quốc đã lui quân “trong danh dự”...Chọn Phillipines là ý đồ của Trung Quốc nhắm vào mắt xích yếu nhất để nắn gân, “ giết gà dọa khỉ “ không ngờ lại bị hải quân nước này tuy yếu nhưng đã kháng cự lại khang cường, quyết liệt lại có Mỹ ngầm hậu thuận phía sau nên Trung Quốc đành phải đánh bài chuồn?
Thế thì tại sao Trung Quốc lại bỏ Phillipines mà quay sang gây sự với Việt Nam; lần này Trung Quốc rút kinh nghiệm chưa cho tàu hải quân xông vào Biển Việt Nam như ở Phillipines mà chỉ cho tàu hải giám lượn lờ cùng với đòn gió, tuyên bố ngang xương: kêu gọi đấu thầu quốc tế 9 lô trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam...

“Sẽ có ngày TQ đòi chủ quyền cả Mặt trăng”

Thượng nghị sĩ Philippines Juan Ponce Enrile:

TT - Tiếp theo vụ mời thầu tại vùng biển thuộc chủ quyền VN của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), Trung Quốc tiếp tục có những động thái gây hấn bị dư luận thế giới chỉ trích mạnh mẽ.
Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile (giữa) - Ảnh: Inquirer

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

DỨT KHOÁT BIỂN ĐÔNG KHÔNG THỂ LÀ "AO NHÀ" CỦA BẮC KINH


Bản đồ dầu khí trên vùng biển Việt Nam

Xin đừng quăng quật

Mùa xuân năm 1974, khi tấm giấy báo tử này bi tráng được ký, tôi vẫn còn là một chú nhỏ ngày hai buổi đến trường. Tuy bao nhiêu năm tháng đã trôi qua, tôi vẫn chưa quên những âm thanh hừng hực ngày ấy. Từ chiếc radio Zenith cũ kỹ của gia đình, đài phát thanh Sài gòn đã liên tục phát đi những bản hùng ca “Hội nghị Diên Hồng”, “Chi Lăng”, “Hận Nam quan”,… Nghe nói ông Hoàng Đức Nhã, tổng trưởng dân vận hồi đó đã huy động những nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng của Sài gòn ngay trong đêm để cùng lên đài phát thanh, cùng hợp ca những bản nhạc hùng bất hủ ấy.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

‘Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc’

(ĐVO) Đưa tàu trở lại bãi cạn Scarborough, mời thầu dầu khí ở ngay trong thềm lục địa Việt Nam… cung cách ứng xử của Trung Quốc đang ngày càng nguy hiểm và ngạo mạn.
Bài viết “Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc” (China’s Dangerous Arrogance) đăng trên The Diplomat cho rằng việc Trung Quốc tìm cách độc chiếm vùng biển châu Á và đe dọa quyền tự do hàng hải quốc tế đang trở thành vấn đề không chỉ đối với các nước láng giềng.

HOÀNG SA NỘ KHÍ PHÚ

Trong mấy ngày gần đây,truyền thông đưa tin Trung Cộng quyết định thành lập thành phố Tam Sa (Hoàng Sa và Trường Sa) thể hiện tham vọng Đại Hán bá quyền,người VN chúng ta,dù ở bất cứ nơi nào,...bằng mọi cách  bão vệ non sông cẩm tú.Sau đây,tôi xin giới thiệu bài phú 'Hoàng Sa nộ khí phú' của Kha Tiệm Ly,một người bạn ở miền Nam, bài phú quá hay ,hào sảng,khí tiết...như một lời đại hịch kêu gọi toàn dân tiếp tục theo dấu chân của Hai Bà Trưng,Lê Lợi,Trần Hưng Đạo,Quang Trung...giết giặc.Bài phú được luật sư Lê Quốc Quân cảm khái nói rằng: 

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

CON ĐƯỜNG CỦA CHÚNG TA

Huỳnh Ngọc Chênh

Con đường của chúng ta không phải do một cá nhân nào đó hay một nhóm nào đó, qua một đêm trở dạ đẻ ra. Ấy là con đường mà dân tộc ta đã đổ biết bao máu xương trong hơn 100 năm qua để vạch nên.
Con đường ấy bắt đầu hình thành khi người dân thấy rằng bên cạnh cái ách áp bức đã quen chấp nhận của chủ nghĩa độc tài phong kiến lại xuất hiện thêm một ách áp bức khốc liệt hơn nữa của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Quyền làm người của người dân Việt Nam dưới chế độ độc tài phong kiến vốn đã bị tước đoạt lại bị tước đoạt đến không còn gì khi phải tròng lên đầu một ách thống trị nữa.

"Thông qua Luật Biển là một hoạt động lập pháp bình thường"

SGTT.VN - Đây là tuyên bố được người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đưa ra ngày 21.6 để đáp lại phản ứng của Trung Quốc sau khi Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua Luật Biển.
Cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc 

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam

NDĐT – Luật Biển Việt Nam đã được 495/496 đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua. Đây là luật có tỷ lệ số đại biểu tán thành cao nhất trong số năm dự thảo luật và nghị quyết được Quốc hội biểu quyết sáng 21-6.

Thể hiện chủ quyền của Việt Nam về biển
Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho biết, ngày 15-6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật biển Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đóng góp thêm ý kiến về một số vấn đề cụ thể. Nhiều ý kiến bổ sung của đại biểu đã làm tăng thêm tính mạnh mẽ của các điều luật nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam với vùng biển.
Một số đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ "toàn vẹn và đầy đủ" khi quy định về chủ quyền của Việt Nam đối với lãnh hải, vùng trời, vùng nước và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (khoản 1 Điều 12).

Phượng Hoàng Trung đô và khát vọng dang dở của Quang Trung

- Phượng Hoàng Trung đô, kinh đô đang được xây dựng thời Tây Sơn. Tuy nhiên, cũng giống như sự nghiệp của Quang Trung, kinh đô này cũng chịu cảnh dang dở do sự ra đi đột ngột của vị hoàng đế tài ba này.

Những kinh đô trong lịch sử dân tộc

Trong lịch sử dựng nước lâu dài của dân tộc ta, có những vùng đất do đặc điểm đặc biệt của nó đã vinh dự được các triều đại chọn làm kinh đô. Đầu tiên, vào thời kỳ đất nước Việt Thường, kinh đô đóng ở vùng Ngàn Hống (nay thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) mà chúng tôi đã có lần giới thiệu. Đến thời đất nước Văn Lang, kinh đô đóng ở Văn Lang, còn gọi là Phong Châu (nay là TP Việt Trì, Phú Thọ).

Con voi thương lái Trung Quốc chui lọt lỗ kim!

Tống Văn Công
 Mấy tháng nay, thương lái Trung Quốc thao túng, lừa đảo, gây rối loạn thị trường khắp nơi. Họ tung hoành từ vùng duyên hải, đồng bằng , đến các vùng rừng núi xa xôi.
Họ không chỉ làm chủ khâu mua bán mà còn tác động đến sản xuất kinh doanh của nhiều địa phương: Thúc đẩy người dân Bến Tre lập cơ sở chế biến thạch dừa; kích thích nông dân Vĩnh Long bỏ lúa trồng khoai lang; làm cho nông dân nhiều tỉnh bỏ lúa thơm trồng lúa thường; Tranh mua trái cây làm cho nhà máy chế biến hoa quả Tiền Giang ngừng hoạt động…Họ sử dụng điêu luyện những chiêu thức: Đầu tiên là trả giá cao, kêu gọi bà con ta “ luôn luôn lấy chữ tín làm đầu”; Họ ứng tiền trước mà tỏ ra không hề sợ mất; Cuối cùng là một cú lừa gom sạch cả vốn, cả lời của bà con ta, làm hằng chục cơ sở sản xuất phá sản, hàng ngàn ha khoai không nơi tiêu thụ…

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

ĐOAN NGỌ LÀ TẾT TA HAY TẾT TÀU ?

Cần xóa bỏ quan niệm cho rằng Tết Đoan Ngọ của Việt Nam có nguồn gốc từ Tết Đoan Ngọ của Tàu. 

Ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết Đoan Ngọ - còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Đoan Dương, Trùng Ngũ, Tết giết sâu bọ, Tết giữa năm, Tết mồng năm … Đây là một trong những ngày Tết truyền thống tại một số nước châu Á như Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc. Tuy nhiên nguồn gốc, ý nghĩa thực của ngày tết này không phải ai cũng rõ . 

Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 là một trong những ngày lễ tưởng nhớ tới tổ tiên do đó trong số các vật phẩm dâng cúng không thể thiếu bánh tổ (tổ tiên) và nhiều loại bánh trái khác làm bằng các thứ gạo nếp. Đặc biệt, đây còn là ngày lễ thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam, đó là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ.

ĐẠI TÁ QUÁCH HẢI LƯỢNG: TỪ NĂM 1979 TRUNG QUỐC ĐÃ PHÂN HÓA ĐƯỢC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CAO CẤP CỦA VIỆT NAM

Đại tá Quách Hải Lượng.
Nguyên Trưởng Phòng tác chiến quân chủng Phòng không
Nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh 1981-1986
 
Bài học thứ nhất: Bằng thông tin và chiến tranh tâm lý, Trung Quốc đã làm cho chúng ta bị tê liệt trước khi nó đánh thật, đó là bài học đau nhất;

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Cùng tắc biến, Đảng sẽ phải dựa vào dân

Tiến sỹ Vũ Duy Phú
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hà Nội

 Grabiel Kolko khá khách quan khi phân tích vấn đề. Chỉ có một điều là ông chưa làm rõ những sự rối rắm do mọi sự kiện trên thế giới là kết quả lồng ghép, chồng lấn của nhiều hiện tượng gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau cùng một lúc.
Mâu thuẫn lý thuyết và thực tế ở Việt Nam ngày càng lớn

Đểu có hệ thống

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Không phải đợi tới bấy giờ người VN mới biết những trò đểu của những anh con buôn láng giềng Trung Quốc (TQ). Những chuyện như mua móng bò với giá tưởng như không bao giờ có khiến người nông dân vùng biên giới điêu đứng vì làm thịt hết bò, không còn phương tiện để cày cấy sinh nhai. Chuyện lấy cớ này cớ kia để làm hàng đoàn xe vận tải chở dưa hấu, rau quả sang TQ bán, nằm la liệt ở cửa khẩu làm mọi thứ thối rữa chỉ còn nước đổ đi. Và đầy rẫy những chuyện như thế đã từng xảy ra. Ở đây, tôi tạm thời tổng kết lại những trò lừa đảo trên toàn lãnh thổ VN, mỗi nơi một khác.

Vượt lên nỗi sợ

(Viết theo những tài liệu và thông tin sưu tầm được)
  Nguyễn Trung
Chú giải: 
“Hòa bình trên thế giới không thể chia cắt được. Bất kỳ ở đâu  nếu các thế lực  tiêu cực mạnh hơn lực lượng tích cực, tất cả chúng ta đều bị đe dọa. Sẽ có câu hỏi: Liệu có thể loại bỏ hết các thế lực tiêu cực được không? Câu trả lời đơn giản là “Không!” Vì bản chất con người bao hàm cả 2 thành tố tiêu cực và tích cực. Tuy nhiên con người hoàn toàn có khả năng phấn đấu để tăng cường cái tích cực và giảm thiểu hay vô hiệu hóa cái tiêu cực…. Cho dù chúng ta không thể giành được hòa bình hoàn hảo trên trái đất này, nhưng đấy là mục tiêu chúng ta phải luôn luôn hướng tới… Những nỗ lực của chúng ta cùng nhau giành lấy hòa bình sẽ đoàn kết từng con người chúng ta và tất cả các quốc gia trong sự tin cậy lẫn nhau và trong tình hữu nghị, và điều này sẽ làm cho cộng đồng nhân loại của chúng ta an toàn hơn tốt đẹp hơn…” 
Trong diễn văn đọc ngày 16-06-2012 tại Hội đồng giải thưởng Nobel, Oslo, Na-uy, Bà Aung San Suu Kyi đã phát biểu như vậy. Đấy cũng là bài diễn văn đầu tiên của Bà với tính cách là người tự do và là lãnh tụ của Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ ở Myanmar trước cộng đồng thế giới sau hơn 20 năm bị giam tại nhà riêng. Ý chí đấu tranh bất khuất của Bà cho hòa bình, tự do, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân Myanmar cũng như cho hòa giải dân tộc vì sự phát triển phồn vinh của quốc gia này, là một cống hiến quan trọng đã góp phần vào việc tạo ra bước ngoặt phát triển được cộng đồng thế giới nhiệt liệt hoan nghênh của Myanmar ngày nay.  
Để chia sẻ với bạn đọc đôi điều về nhân vật trọng yếu này của Myanmar, nhân dịp này xin đăng lại bài “Vượt lên nỗi sợ” được viết tháng 1-2012 và đã được đăng trong Văn hóa Phật giáo số mùa hạ 2012, TPHCM. 
Xin trân trọng giới thiệu.
Nguyễn Trung

Thông qua đập Xayaburi, Trung Quốc tìm cách cô lập Việt Nam

Hiện nay, có kế hoạch xây 11 đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mekong, trong đó có đập thủy điện Xayaburi ở vùng thượng Lào. Đề án này đã được đem ra thảo luận giữa các quốc gia thành viên của Ủy hội Sông Mekong từ tháng 9/2010.
Đến tháng 12/2011, Hội đồng Bộ trưởng của bốn quốc gia thành viên thuộc Ủy hội Sông Mekong đã đồng ý đình hoãn kế họach xây đập thủy điện này, để nghiên cứu bổ sung, nhằm tìm hiểu thêm về những tác động tiêu cực mà chuỗi các đập thủy điện xây trên dòng chính hạ lưu Mekong có thể gây ra trên môi trường và những ảnh hưởng trên sản xuất nông ngư nghiệp và cuộc sống của người dân trong lưu vực.
Tuy nhiên, trong vài tháng gần đây có những chuyển biến bất thường từ phía Thái Lan, cho thấy là họ vẫn thúc đẩy Lào thực hiện dự án thủy điện Xayaburi. Đó là những hành động gì, tiến sĩ Huỳnh Long Vân, thuộc nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc châu ( NCVHĐNCL ) cho biết :

TBT LÊ DUẨN:CHUẨN BỊ ĐỐI PHÓ VỚI 1,5 TRIỆU QUÂN XÂM LƯỢC; TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG VĂN TIẾN DŨNG: SAO LẠI KHÔNG NGHĨ TRUNG QUỐC SẼ TỐT VỚI TA ?

Đại tá Quách Hải Lượng
Nguyên Trưởng phòng tác chiến Quân chủng phòng không
Nguyên tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh.

Quách Hải Lượng Nguyên Trưởng phòng tác chiến-Quân chủng Phòng không Nguyên Tùy viên Quân sự-Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh 1981-1986 Điều đầu tiên tôi thấy cần cảm ơn TBT Lê Duẩn là con người sắc sảo, phát hiện sớm nhất, vào khoảng tháng 8/1978, lúc đó tôi đã là Trưởng phòng tác chiến Quân chủng phòng không được mời lên nghe ở Học viện quân sự cấp cao, lúc đó tôi mang quân hàm Trung tá, lên nghe đồng chí Lê Duẩn nói chuyện. Lúc đó bế mạc lớp đào tạo cán bộ quân sự cao cấp. Đến nơi, đồng chí Lê Duẩn bắt đóng tất cả các cửa sổ, tất cả mọi thứ không được để trên mặt bàn, không được ai ghi âm...Đồng chí Lê Duẩn cầm một tập giấy và nói: Tôi rất buồn vì phải trả lời các đồng chí đây, tại sao các đồng chí là cán bộ quân sự mà không đồng chí nào hỏi tôi về vấn đề quân sự, toàn hỏi tôi về vấn đề kinh tế; Đành rằng các đồng chí có quyền góp ý kiến cho TBT về vấn đề kinh tế; là cán bộ quân sự phải hỏi về vấn đề quân sự, nhung không có. Hôm nay tôi không trả lời về các vấn đề trong tập giấy này...Nói xong ông vứt
tập giấy sang một bên...

GIAN NAN VỚI CHÚ "BA TÀU"

Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi bàn tay quậy phá của Trung Quốc, tuy rằng luôn luôn nhường nhịn, hy vọng sẽ có lúc đàn anh mở lòng từ bi.
Thực tế, lẽ ra Trung Quốc phải nhìn VN như là đồng minh xã hội chủ nghĩa, thay vì nhìn nhau như là chư hầu phương Nam, không đẹp tí nào.
Thế cho nên, anh Tàu không ưa khi anh Mỹ bước vào Biển Đông, bất kể rằng TQ vẫn ngang ngược không chỉ với VN, mà ngang cả với Phi Luật Tân. Trong khi Việt Nam lăng ba chi bộ, đánh võng giữa Biển Đông, thì lặng lẽ anh Tàu đưa dân tràn ngập, mở mặt trận biển người ở Hải Phòng, cấy du kích biển ở ven cảng Cam Ranh, cửa biển Vũng Rô, hay vùng Côn Đảo... Anh Tàu muốn gì? Có phải muốn VN tung hô vạn tuế Bắc Vương? Thì đã tung hô rồi.

Lạ lùng Roy Hodgson

 

Đội tuyển Anh đến Euro với muôn vàn khó khăn về lực lượng và những nghi ngờ về khả năng tiến xa. Nhưng dưới sự dẫn dắt của HLV lão luyện Roy Hodgson, những chú sư tử Anh vẫn đang tiến từng bước rất vững chắc.

Roy Hodgson sẽ tiếp tục đưa tuyển Anh bay cao - Ảnh: AFP

XÁC ĐỊNH CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TÌM NGUỒN GỐC NGƯỜI VIỆT

Hà Văn Thùy

Tìm nguồn gốc dân tộc là khát vọng truyền đời của người dân Việt. Một nhu cầu đặc biệt bức thúc, nảy sinh trong hoàn cảnh bị áp lực nặng nề do ý niệm không biết có từ bao giờ lưu truyền rằng, dân tộc Việt bị người Hoa đồng hóa không những về văn hóa mà ngay cả huyết thống. Không chỉ nhằm đáp ứng đòi hỏi tâm linh “chim có tổ, người có tông” mà một cội nguồn đích thực còn có thể là bằng chứng về sự độc lập của dân tộc, một hy vọng vượt thoát khỏi cái bóng của người láng giềng khổng lồ phương bắc, giúp người Việt ngửng đầu…Vì vậy, từ thời Trần - Lê, các sử gia dựa trên truyền thuyết  trong dân gian Việt kết hợp với cổ thư Trung Hoa đã đưa vào chính sử vị tổ Thần Nông Viêm đế và thời điểm năm Nhâm Tuất 2879 TCN lập nước Xích Quỷ.

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Đại địa mạch quốc gia

Chuyện 700 năm trước
Trong trận đánh Nguyên Mông lần thứ 3 năm 1288, có hai người “phạm lỗi” với Triều đình nhà Trần, nhưng đều đã lập nên chiến công lớn, góp phần không nhỏ vào việc đuổi giặc Nguyên Mông. Đó là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, con nuôi của vua Trần Thánh Tông và Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, con trai thứ 3 của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Sách cũ kể rằng Trần Khánh Dư là người rất có tài, nhưng ăn nói thì quá mạnh bạo mà sinh hoạt thì hơi phóng túng, nên bị nhà Vua tước hết quan chức, bổng lộc và ông buộc phải về quê ở Chí Linh làm nghề bán than kiếm sống.

Viết lại tên Bách Việt

Đây là tên của một bài viết của tác giả  Nguyễn Đại Việt đăng tại Nguyễn Thái Học Foundation   http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/viet-lai-ten-Bach-Viet.htm 
Nhận thấy bài viết đề cập cùng chủ đề của blog Bách Việt và tập trung vào hai vấn đề lịch sử có nhiều khuất tất nhất và  dường như đang bị "quên lãng" bởi chính người Việt Nam, đó là a) nguồn gốc và mối quan hệ giữa dân tộc Việt Nam và Bách Việt nói chung (?); b) người Việt có chữ viết riêng hay không và tiếng Việt vay mượn tiếng Hán hay ngược lại (?), chủ blog tôi xin giới thiệu để cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho bạn đọc. Hy vọng tài liệu này  sẽ góp phần trả lời một số thắc mắc đồng thời  thúc đẩy hơn nữa công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc ta theo hướng khách quan và tôn trọng  sự thật lịch sử dựa vào không chỉ sử sách cũ mà tất cả các nguồn dữ liệu mới trên cơ sở khoa học khảo cỗ và nhân chủng học hiện đại. Sự hiểu biết đúng đắn và đầy đủ về cội nguồn dân tộc sẽ giúp người Việt Nam thật sự thoát khỏi nỗi mặc cảm truyền kiếp và lấy lại tâm thế đáng có của mình.      
   

TRUNG QUỐC KHÔNG NGỪNG "DÈ CHỪNG" MỸ TRÊN BIỂN ĐÔNG

Bùi Văn Bồng
 
Với bản chất và mưu đồ bành trướng, bá quyền nung nấu lâu đời, Trung Quốc không bao giờ rời mắt khỏi Biển Đông. Cụm danh từ “biển Nam Trung Hoa” trên bản đồ Trung Quốc đã thể hiện ý đồ tràn ra thế giới của đế quốc Đại Hán từ xa xưa. Những năm gần đây, Trung Quốc đang âm mưu lấn chiếm hải đảo của hầu khắp các nước trên Biển Đông. Rõ nhất là họ giành bãi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) với Phillipines, quần đảo Senkaku (Điếu Ngư Đài) với Nhật Bản; Hoàng Sa và Trường Sa với Việt Nam, đặt chủ trương mở rộng “hợp tác kinh tế biển với Cam-pu-chia, Thái Lan…. Trên vùng lãnh hải, Trung Quốc vẽ ra “Đường lưỡi bò” (còn gọi là đường chữ U hay đường Chín đoạn, Cửu đoạn tuyến), lấn gần hết vùng biển chung của các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, BruneiIndonesia. Từ khi phát hiện và tiến hành khai thác những mỏ dầu khí trên Biển Đông, nhất là nơi có trữ lượng lớn như biển Việt Nam, nhà cầm quyền Bắc Kinh càng ráo riết thực hiện nhiều mưu đò,  thủ đoạn, hoạt động lấn chiếm Biển Đông, mà Việt Nam láng giềng trực tiếp gánh chịu  nặng nề nhất.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Doanh nghiệp Trung Quốc “chủ mưu” gian lận trong kinh doanh gạo

Sau một loạt các hành vi cạnh tranh thương mại không lành mạnh trong nông, lâm và thủy hải sản và gần đây nhất là hiện tượng thu mua dứa ồ ạt ở Tiền Giang, các thương nhân Trung Quốc lại đang tiếp tục làm ảnh hưởng đến mặt hàng gạo – mặt hàng sản xuất chủ lực của Việt Nam.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Nước nhà gặp nhiễu sự, dân còn giúp Nhà nước?

Tuấn Linh
09-06-2012
Những câu hỏi trên và hàng loạt câu hỏi khác nữa được đại biểu Dương Trung Quốc nêu ra khiến người nghe lẫn người có trách nhiệm trả lời không khỏi cảm thấy nhức nhối. 
Để giúp độc giả tường tận quan điểm của đại biểu Dương Trung Quốc, Đất Việt xin đăng tải toàn bộ nội dung bài phát biểu trước Quốc hội của ông chiều ngày 7/6. 
Dưới đây là nội dung chi tiết:

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Ngày lịch sử

5 tháng 6 
Ngày Quê Hương lịch sử 
Dân đứng lên 
Quyết giữ nước nhà 
Niềm kiêu hùng, nối bước ông cha 
Vung kiếm bạc cứu sơn hà nguy biến.

Biểu tình chống Trung Quốc đã lộ rõ bản chất lãnh đạo đảng

Sự kiện xuống đường biểu tình chống Trung Quốc cách đây một năm có nhiều ý nghĩa. Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất, và là một khía cạnh rất thành công của phong trào này, đó là: biểu tình chống Trung Quốc là liều thuốc thử lộ rõ bản chất của lãnh đạo Đảng CSVN.

*

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Báo động: ‘South China Sea’ vào tận vịnh Cam Ranh!

Nhân chuyện người Trung Quốc nuôi cá trong vịnh Cam Ranh. Hôm qua 1.6.2012, lang thang vào Facebook thì thấy hình ảnh này:
Ảnh chụp của Google Map

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Trước thềm Đối thoại Sangri-La: Trung Quốc gây sự là việc làm đã có tiền lệ

(GDVN) - Việc công luận đặt giả thiết Trung Quốc muốn gây căng thẳng trên biển Đông trước thềm đối thoại Shangri-la là điều dễ hiểu bởi nó đã có tiền lệ.
Có nhà quan sát tại Hà Nội đã đưa ra những nhận xét đáng chú ý khi cho rằng trước một sự kiện đối thoại an ninh có ảnh hưởng lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á như Sangri-La, Trung Quốc thường có các hành động gây rắc rối, phức tạp về chủ quyền lãnh hải với các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, cụ thể là đối với Việt Nam và Philippines (5/2011 và 4/5-2012).

Cả nước vì ngư dân!

Tống Văn Công
 
Ngày 28-5-2012, văn phòng UBND Quảng Ngãi trình lãnh đạo tỉnh chính sách hỗ trợ tàu QNg 66101 TS của chủ tàu Lê Vinh bị Trung Quốc bắt từ tháng 3-2012. Tổng số tiền hỗ trợ là 555 triệu đồng, trong đó 380 triệu từ UBND tỉnh, 175 triệu của Quỹ hỗ trợ ngư dân cho vay với lãi suất 0,65% / tháng. Sau đó, tỉnh sẽ tiếp tục xem xét hỗ trợ tàu QNg 55003TS của chủ tàu Trần Phương bị Trung Quốc bắt ngày 16-5-2012.

Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh

Điều đáng nói là tình trạng người Trung Quốc "núp bóng" nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền tỏ ra lúng túng.
Bè cá Trung Quốc hoành tráng
Hầu như mọi ngư dân và người buôn bán nào ở gần cảng Cam Ranh đều biết các đìa cũng như lồng bè nuôi cá, tôm của người Trung Quốc. Ông Đạt, một chủ đìa tại đây nói đìa nuôi tôm hùm của A Xìu nằm cạnh cảng Cam Ranh, còn phía ngoài vịnh cách đó chừng 200m là lồng bè nuôi cá mú của những người Trung Quốc khác. Mỗi lồng bè nuôi cá, tôm hùm trị giá hàng tỉ đồng.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Tại sao là Scarborough mà không là Trường Sa?

Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Sự kiện đối đầu Trung-Phi tại bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông chưa thấy hồi kết, tuy căng thẳng kéo dài đã hơn 1 tháng nay. Trung Quốc đã tập trung gần 100 thuyền dưới lá cờ đỏ 5 sao vô lối, cái sao to, cái sao bé, tại vùng biển này.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Phong cách xử sự của Hoàng đế Quang Trung

- Nhắc đến Quang Trung - Nguyễn Huệ, chúng ta thường hình dung đó là một con người quyết đoán, cứng rắn, với tài cầm quân xuất quỷ nhập thần, bách chiến, bách thắng. Một người như thế chắc tính tình phải khắc kỷ, khô khan, cứng nhắc...
Vua Quang Trung.
Vua Quang Trung.

Gửi thư ủng hộ Philippines: nên hay không?

Dương Danh Huy (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
Ngày 21/5/2012 66 người Việt gửi một bức thư đến đại sứ Philippines ở Việt Nam để bày tỏ sự ủng hộ cho Philippines trong cuộc đối đầu với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough. Bức thư này đưa ra những điểm chính:

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

DƯƠNG DANH DY: QUYẾT KHÔNG "CHÁY NHÀ HÀNG XÓM BÌNH CHÂN NHƯ VẠI"

Trong cuộc tranh chấp Philippin-Trung Quốc tại đảo Scarboroug:
Chúng ta quyết không 
“cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” 
Dương Danh Dy

Từ trung tuần tháng 4 năm 2012 đến nay, do thái độ bá quyền nước lớn của nhà cầm quyền Bắc Kinh, cuộc tranh chấp Philippin-Trung Quốc về chủ quyền tại đảo Scarboroug(tên Philippin là Panatag Shoal, tên Trung Quốc là Hoàng Nham) ngày một “nóng lên”. Không những đã “lời qua tiếng lại” nặng nề với nhau mà các tầu chiến(hoặc chiến hạm giả làm tàu dân sự) của hai bên đều đã có vẻ sẵn sàng vào cuộc. Trong đó phía Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng, hiếu chiến. Xin nêu thêm mấy dẫn chứng cụ thể sau:

Cái giá của một chính sách mạnh hơn đối với Biển Đông

Tác giả: Châu Giang dịch theo The Middling Kingdom

Chính sách chính thức của Trung Quốc khẳng định "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với các đảo tại Biển Đông, cũng như khoảng 80% vùng nước khu vực này. Một tuyên bố cứng rắn về mục tiêu chế ngự của Bắc Kinh thật khó tưởng tượng.

Nhân tố Trung Quốc
"Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu tôi cắt tay và chân của bạn?", Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Vũ Thắng Lợi đã phát biểu như vậy tại một diễn đàn ở Singapore, khi được hỏi tại sao các bình luận của Trung Quốc về các vấn đề khu vực lại khó nghe đến vậy. "Đó là cảm nhận của Trung Quốc về Biển Đông".
Phản ứng như vậy cho thấy sự ham muốn đối với "mảnh đất xanh dân tộc" này. Trung Quốc coi vùng biển ngoại biên của mình như lãnh thổ trên đất liền: tức là như một phần lãnh thổ được sở hữu và quản lý - vì vậy lãnh đạo Trung Quốc kiên quyết gắn "biển gần" với bờ biển của mình. Trung Quốc dường như không có ý định thay đổi quan điểm, nếu nhìn vào những tuyên bố công khai mạnh mẽ như vậy. Giới lãnh đạo Trung Quốc có vẻ sẵn sàng trì hoãn việc giải quyết dứt điểm các cuộc xung đột trên biển, nhưng thật khó tưởng tượng rằng họ có thể - chứ đừng nói là muốn - nhượng bộ chủ quyền mà họ liên mồm nói là không thể tranh cãi.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Biển Đông căng thẳng, phương Tây không thể đứng ngoài

VietnamDefence - Học giả Pháp bàn luận về vai trò của sức mạnh hải quân ở Biển Đông.
VietnamDefence: Giáo sư lịch sử quan hệ quốc tế Đại học Paris I Robert Frank và Phó giáo sư Đại học tổng hợp Lille  III Jean de Préneuf trả lời các câu hỏi của tờ Le Monde.

Le Monde:
Hiện tại, ở châu Á đang phát sinh các nguồn căng thẳng ngày càng mới giữa các cường quốc biển. Tình hình có thể căng thẳng lên không?
Jean de Préneuf:
Quan hệ của Trung Quốc với các nước lân bang đang gây ra sự lo ngại nhất định: Bắc Kinh đang tiến hành hiện đại hóa quy mô lớn hạm đội của mình để củng có vị thế đứng đầu trong khu vực. Còn các nước láng giềng của họ thì không muốn khoanh tay đứng nhìn, dù điều đó có liên hệ đến hạm đội tàu ngầm hay hạm đội mặt nước. Tất cả những chuyện này giống như cuộc chạy đua vũ trang trên biển ở châu Âu trước năm 1914. Không được quên rằng, những nhục nhã trên biển mà Trung Quốc đã phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh đầu tiên với Nhật Bản năm 1894-1895 đến nay họ vẫn chưa quên.
Trong cuộc chạy đua thế giới tranh giành tài nguyên thiên nhiên, miếng bánh đại dương hôm nay phải  được giành cho cả các quốc gia đang phát triển chủ chốt. Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc – tất cả họ đều đang xây dựng cho mình hạm đội hiện đại và đông đúc. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, người ta từng nghĩ rằng, các cuộc xung đột lớn trên biển đã đi vào quá khứ, tuy nhiên không thể khẳng định chắc chắn điều gì giống như vậy. 20 năm nay, hải quân Ấn Độ và Trung Quốc tranh giành quyền kiểm soát các tuyến đường đến Cận Đông.

Trung Cộng xâm lược Biển Đông: Hòa hay Chiến?

Nguyễn Hùng, Lê Quang Long, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Lịch sử cổ đại và cận đại của Trung Quốc cho thấy dù Trung Quốc dưới chế độ nào, quân chủ chuyên chế hay cộng sản độc tài, Trung Quốc luôn có ý đồ bành trướng đại Hán, xâm lược và đồng hóa các nước nhỏ lân bang.
 Với Việt Nam, lịch sử đã rất nhiều lần chứng minh ý đồ bành trướng đại Hán qua suốt chiều dài lịch sử lập quốc và giữ nước của dân tộc Việt.

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Đất gọi

Phạm Đình Trọng
                                                                                            
1
 
Cả nước đang sôi sục, nóng bỏng, đang ầm ầm dậy sóng những đoàn người khiếu kiện và đang cuồn cuộn những con sóng ngầm phẫn nộ trong lòng người vì đất đai.
Tiếng súng Đoàn Văn Vươn nổ ở Tiên Lãng, Hải Phòng, phá tan sự thanh bình, êm ả ngàn đời của làng quê Việt Nam cũng vì đất đai.
Sự biến ở Văn Giang, Hưng Yên, hàng ngàn công an trập trùng mũ sắt, khiên đồng, súng đạn, dùi cui trấn áp vài trăm người dân lương thiện, lam lũ cũng vì đất đai.

Đưa Hoàng Sa, Trường Sa đến giảng đường Mỹ

(Dân Việt) - Tôi sẽ sang Mỹ và thuyết phục giới chức trách, các nhà nghiên cứu, một số trường đại học đưa tài liệu Hoàng Sa và Trường Sa vào giảng dạy, phổ biến - TS sử học Nguyễn Nhã cho biết.

“Dịp 30.4 năm nay, tôi sẽ sang Mỹ và thuyết phục giới chức trách, các nhà nghiên cứu, một số trường đại học đưa tài liệu Hoàng Sa và Trường Sa vào giảng dạy, phổ biến. Đây là công việc mà tôi đang cố gắng thực hiện nhằm góp tiếng nói bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc” - TS sử học Nguyễn Nhã nói khi trao đổi với phóng viên NTNN.