Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

TQ muốn có bạn thì 'đừng ngạo mạn'

Nhà báo kỳ cựu Frank Ching đăng bài ở Hong Kong nói thái độ kiêu ngạo sẽ không giúp Trung Quốc tăng cường bang giao khu vực.
Hai ngoại trưởng Takeaki Matsumot và Dương Khiết Trì
Hai ngoại trưởng Nhật và Trung Quốc tại Bắc Kinh tháng 4/2011: quan hệ hai nước lớn nhất Đông Á vẫn còn nhiều khúc mắc
Bài trên tạp chí Kinh tế Hong Kong ngày 8/9 vừa qua có tựa đề "Kiên nhẫn, không kiêu căng, sẽ giúp Trung Quốc có bạn châu Á", và nhắc lại lịch sử để cảnh báo Bắc Kinh.
Theo ông Frank Ching, Nhật Bản hồi thế kỷ 19, giống như Trung Quốc ngày nay, đã chịu sức ép từ các nước Phương Tây.

Không thể nói chuyện Trung Quốc trên quê hương mình

Cu Làng Cát
Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa, và gây ra cái chết của 64 liệt sĩ Việt Nam năm 1988 trong một trận chiến không cân sức ở Trường Sa. Và một thời gian dài, chúng ta không được nhắc đến sự kiện đó qua cần cổ một cách đường hoàng chính đáng. Cảm giác nói đến chuyện đó như lén lút.
Và khi những người trẻ tổ chức vòng tròn bất tử ở Đà Nẵng, tưởng niệm những anh hùng liệt sĩ có mời Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa đến dự. Theo thông tin, thì vị Chủ tịch này đã nhận lời mời, nhưng sau đó không đến, và không có giải thích. Hành vi không đến dự một cuộc hẹn quan trọng khi đã nhận giấy mời ít nhất về mặt hành chính, có đầy đủ ban bệ văn thư, Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa cần gọi điện nói rõ lý do việc này với ban tổ chức.

Khúc ballade cho Hoàng Sa

Khi nào thành “ phiên bang “ mới thôi…

Đỗ Trung Quân
Phòng học trên lầu 8 của Đại học Hoa Sen [ 9-9-2011] không đủ chỗ ngồi cho buổi tọa đàm về cuốn sách “ Nước Đại Nam đối diện với Pháp & Trung Hoa 1847 – 1885” . Ts Bùi Trần Phượng, Hiệu trưởng Nhà trường, đành thú nhận “Không ngờ đề tài khô khan này lại thu hút người nghe hơn dự định” .
Tác giả cuốn sách Gs Yoshiharu Tsuboi trình bày những nhận định của ông không chỉ về cuốn sách mà còn liên hệ đến bối cảnh hôm nay của Việt Nam . Ông cho rằng dường như lịch sử Việt Nam hôm nay đang lặp lại như thời Tự Đức thế kỷ 19 . Tự Đức là ông vua  không gặp  may , lên ngôi trong hoàn cảnh tao loạn , người dân không tin vào triều đình còn triều đình cũng nhiều phe nhóm với mục đích và tham vọng cá nhân. Đất nước sau đó rơi vào tay người Pháp mở đầu cuộc thực dân nô lệ kéo dài trăm năm. Gs Tsuboi nhấn mạnh đất nước nào cũng thế , rất cần những người cầm quyền thật sự đặt  lợi ích quốc gia cao hơn lợi ích cá nhân . Bàn đến Trung Quốc, ông Tsuboi chỉ ra một điều không bất ngờ nhưng lại ít được Việt Nam chú ý : Ông thấy rằng Trung Quốc thường xuyên  nghiên cứu về Việt Nam và nghiên cứu bằng  một chiến lược lâu dài . Đúng như ông nhận định , việc nghiên cứu ấy sẽ còn không chỉ hôm nay mà cho đến ngày tham vọng biến được Việt Nam thành “ phiên bang “ của họ [ ý của người viết ] .