Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2011

Một thiên đường của chúng ta đã mất

(Năm 2007, còn làm ở báo Pháp Luật TP HCM. Bài này viết nhưng Ban Biên tập không đăng).

“Sáng đó (19.1.1974), chúng tôi dậy tập thể dục. Mặt trời lên rất đẹp. Bất ngờ một người nhìn thấy ngoài khơi có rất nhiều tàu bao vây quanh đảo. Mọi người vội vàng chạy vào lấy ống nhòm ra nhìn và biết đó là tàu của Trung Quốc” – ông Tạ Hồng Tân, một trong những người Việt Nam cuối cùng rời khỏi Hoàng Sa nhớ lại như vậy.

TQ cô đơn, VN đơn cử trận Hoàng Sa 1974

 Hội thảo An Ninh Biển Ðông (kỳ chót)

Hà Giang/Người Việt

WASHINGTON (NV) - Dù đã kết thúc từ đầu tuần, âm vang của cuộc hội thảo có tên “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” vẫn còn rất rõ trong tâm trí cả những diễn giả lẫn cử tọa của buổi họp - căn cứ trên số lượng các bài báo, tường trình, phỏng vấn, chương trình phát thanh, những khúc phim ngắn, và các bài bình luận hiện vẫn còn đang xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng.
 Tiến sĩ Ðặng Ðình Quý, giám đốc Học Viện Ngoại Giao, Hà Nội chất vấn Giáo sư Su Hao trong phần hỏi đáp của buổi hội thảo “An Ninh Hàng Hải Biển Ðông” do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn ngày 20 tháng Sáu, 2011. (Hình: Hà Giang/Người Việt)

Chủ quyền biển đảo Việt Nam qua các bản đồ cổ

Để tìm hiểu bờ biển, Biển Đông, và hải đảo Việt Nam, chúng tôi đã thu thập được một số bản đồ và tư liệu văn bản sau đây.
I. Theo tài liệu của các chúa Nguyễn
Trong sách Hồng Đức bản đồ có 3 bản đồ liên quan đến bờ biển, Biển Đông và hải đảo:
1. An Nam quốc vẽ toàn thể lãnh thổ Đại Việt về thời Hồng Đức - 1490.
2. Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư gồm nhiều bản đồ, trong có những bản đồ vẽ đường lối đi từ Thăng Long đến nước Chiêm Thành.
3. Bình Nam đồ do Đoan quận công Bùi Thế Đạt vẽ đường lối đi từ Chiêm Thành đến biên giới Cao Miên (1).